Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Ngón nghề tàn bạo của CIA: Quỷ đội lốt nhà khoa học


Trong báo cáo gây sốc của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ về kỹ thuật tra tấn nghi can khủng bố của CIA, có hai cái tên xuất hiện rất nhiều lần: Grayson Swigert và Hammond Dunbar, tiến sĩ tâm lý lâm sàng

Grayson Swigert và Hammond Dunbar là 2 tác giả của kỹ thuật “thẩm vấn nâng cao” trong Chương trình Giam giữ và Thẩm vấn nghi can khủng bố (DIP) của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Theo truyền thông Mỹ, đó là bí danh của James Mitchell và Bruce Jessen, hai tiến sĩ tâm lý lâm sàng thuộc binh chủng Không quân Mỹ đã về hưu.
Xì-căng-đan 2 trong 1
James Mitchell và Bruce Jessen từng giảng dạy quân nhân Mỹ kỹ năng sống sót khi bị kẻ thù giam cầm và thẩm vấn. Kinh nghiệm của họ chỉ có vậy mà thôi. Thế nhưng, CIA đã giao cho họ thiết kế và thực hiện DIP từ năm 2002 đến 2009 với một hợp đồng trị giá 180 triệu USD.
Khi Tổng thống Obama ra lệnh đình chỉ DIP vào năm 2009, Mitchell và Jessen đã  được thanh toán 81 triệu USD. Từ cựu sĩ quan không quân vô danh, Mitchell và Jessen trở thành triệu phú và được CIA “bảo kê” về mặt pháp lý nếu chẳng may bí mật DIP bị “bật mí”.
Nếu chương trình DIP là xì-căng-đan thứ nhất của CIA (báo cáo không trung thực với quốc hội và tổng thống suốt thời gian dài) thì việc giao cho công ty tư nhân Mitchell Jenssen & Associates (thành lập năm 2005) thực hiện 85% nội dung chương trình, đồng thời dùng tiền đóng thuế của dân để trả công được coi là xì-căng-đan thứ hai mà báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện (SIC) phát hiện.

Hai tiến sĩ tâm lý lâm sàng Bruce Jessen và James Mitchell Ảnh: AGORAVOX
Hai tiến sĩ tâm lý lâm sàng Bruce Jessen và James Mitchell Ảnh: AGORAVOX

Vì sao CIA phải dùng tư nhân để làm chuyện quốc gia? Sự kiện 11-9-2001 là thất bại lớn nhất của CIA. Khi Tổng thống Bush phát động chiến tranh chống khủng bố toàn cầu, CIA được giao nhiệm vụ khai thác thông tin từ tù nhân Al-Qaeda. Do không có kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà tù bí mật và thẩm vấn nghi can khủng bố Al-Qaeda, CIA phải thuê mướn nhà thầu tư nhân có kinh nghiệm.
Đầu năm 2002, CIA phát hiện người cần tìm là James Mitchell - 50 tuổi, cựu trung tá không quân Mỹ trước khi trở thành  tiến sĩ tâm lý lâm sàng chuyên về điều trị huyết áp. CIA đưa cho ông ta nghiên cứu một quyển cẩm nang của Al-Qaeda tịch thu được ở Anh hướng dẫn các thành viên tổ chức khủng bố này cách đối phó với kỹ thuật thẩm vấn của Anh và Mỹ.
Át chủ bài  mà TS Mitchell đưa ra để thuyết phục CIA là một học thuyết mang tên “Learned helplessness”. Học thuyết này không phải của Mitchell mà là vay mượn từ TS Martin Seligman, một chuyên gia về hạnh phúc. Đầu năm 1965, Seligman và các đồng nghiệp phát hiện có thể dùng điện dạy chó trở nên ngoan ngoãn. Mitchell cho rằng nếu áp dụng cho người, cụ thể là dùng các biện pháp tra tấn khốc liệt, thì tù binh dù ngoan cố nhất cũng từ bỏ mọi ý định kháng cự hay vượt ngục và đành phải hợp tác với thẩm vấn viên để tự cứu mạng.
Mặc dù học thuyết kể trên - Mitchell và Jessen khoác cho chiếc áo mới gọi là “thẩm vấn nâng cao” -  không được các chuyên gia tâm lý nổi tiếng và thẩm vấn viên dày dạn kinh nghiệm thừa nhận vì thiếu chứng cứ khoa học, CIA vẫn tin dùng 2 tiến sĩ lâm sàng này.
Nhận xét về trình độ chuyên môn của Mitchell và Jessen, báo cáo của SIC vạch rõ: “Cả 2 nhà tâm lý này không có kinh nghiệm thẩm vấn hay hiểu biết gì về Al-Qaeda, về chủ nghĩa khủng bố hay văn hóa và ngôn ngữ của các phần tử khủng bố”. Thực tế đã chứng minh rằng học thuyết học lóm của Mitchell đã thất bại. Trong đa số trường hợp, sau khi bị nhục hình, nghi can Al-Qaeda chỉ khai ra những gì thẩm vấn viên muốn họ nói (kiểu ép cung) chứ CIA không thu được thông tin có giá trị thật sự.
Cho ăn bằng... hậu môn
Ngoài cẩm nang của Al-Qaeda, Mitchell và Jessen còn học những kiểu tra tấn tù binh Mỹ của Trung Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên để “sáng tác” 12 kiểu tra tấn rùng rợn, vi phạm trắng trợn luật pháp Mỹ và Công ước Geneva. Hai tiến sĩ lâm sàng hy vọng biến nghi can Al-Qaeda cứng đầu nhất trở nên ngoan ngoãn cung cấp thông tin về âm mưu hay kế hoạch tấn công Mỹ và các nước đồng minh.
Báo mạng Huffington Post trích báo cáo của SIC liệt kê chi tiết kỹ thuật tra tấn tù nhân về thể xác lẫn tinh thần gây bất ngờ cho cả những người viết kịch bản điện ảnh Hollywood giàu óc tưởng tượng nhất. Một trong những kiểu tra tấn sốc nhất là cho ăn bằng hậu môn gây đau đớn tột cùng.
“Sau gần 3 tuần tra khảo không hiệu quả, CIA áp dụng biện pháp táo bạo hơn. Madjid Khan (bị can Al-Qaeda) bị ép ăn và bù nước qua ngả hậu môn 2 chai Ensure (thức uống tăng lực Mỹ)” - trang 115 báo cáo cho biết.
Ngoài chiêu hăm dọa “bắt cóc con, cưỡng hiếp vợ, cắt cổ mẹ”, “chỉ ra khỏi nhà giam trong quan tài”, “kê súng lục (không có đạn) vào đầu bóp cò”, CIA còn có ngón nghề trấn nước (xối nước lạnh liên tục vào mặt mũi được che bằng vải làm ngộp thở, gọi là waterboarding) khiến nghi can có cảm giác đuối nước, mình mẩy tím tái…
“Trong mấy buổi bị trấn nước, KSM (Khalid Sheikh Mohammed, kẻ được cho là chủ mưu vụ tấn công 11-9-2001) đã uống rất nhiều nước. Tài liệu lưu trữ CIA xác định “bụng KSM căng tròn, chỉ cần nhân viên y tế nhấn vào là nước trào ra miệng. Sợ KSM bị ngộ độc và gây rối loạn điện giải, nhân viên y tế dặn dò lần sau nên đổ nước muối…” - trang 86 báo cáo của SIC

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Sau loạt vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 (khi các phần tử al-Qaeda dùng 4 máy bay chở khách đâm vào các biểu tượng của nước Mỹ và giết hại 3.000 người vô tội), Mỹ đem quân đánh Afghanistan và Iraq, lật đổ chóng vánh chế độ Taliban và chế độ Saddam Hussein. Thế nhưng ngay sau đó cường quốc này phải vật lộn hàng năm trời ở vùng Trung Á và Trung Đông. Và đến bây giờ lại “mọc” thêm tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) còn nguy hiểm hơn cả al-Qaeda và Taliban. Từng tuyên bố phát động cuộc “thập tự chinh” chống chủ nghĩa khủng bố nói chung và al-Qaeda nói riêng, nước Mỹ dường như lại quay về vạch xuất phát.

Vụ tấn công 11/9 (ảnh: internet)

Nhớ lại năm 2003, Mỹ đã vin cớ vũ khí hủy diệt hàng loạt và mối liên hệ với tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda để xâm lược Iraq. Khi ấy Tổng thống Iraq Saddam Hussein một mực phủ nhận cả 2 điều này, nhưng Mỹ đã ngụy tạo thông tin tình báo để làm tới. Sau khi lật đổ xong chế độ Saddam, chiếm trọn nước Iraq, họ vẫn không tìm nổi bằng chứng cho cả hai cái cớ nói trên.

Không những vậy Mỹ còn sa vào bãi lầy chiến tranh ở cả hai quốc gia này, dù al-Qaeda hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Riêng Iraq từ chỗ tương đối yên ả trở thành thiên đường khủng bố với các cuộc đánh bom tự sát tàn bạo hoặc là nhằm vào quân Mỹ và chính quyền Iraq hậu Saddam hoặc là để thanh toán lẫn nhau giữa các giáo phái Iraq.

Thành ra người ta phải đặt nghi vấn về sự thành công của nước Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

>> Xem thêm: Đằng sau vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu 11/9

Chưa kể, những gì họ làm ở Iraq dường như hoàn toàn phản tác dụng. “Nhà nước Hồi giáo tự xưng” (IS) ở Iraq và Syria mới nổi lên trong năm 2014 tựa như trái đắng của chính sách Mỹ ở Trung Đông.

“Nhà nước Hồi giáo” tự xưng

Khối u này mọc lên sau sự can thiệp của người Mỹ và đang lây lan nhanh chóng ở Iraq và Syria.

Giới truyền thông và quan sát quốc tế ghi nhận IS mạnh hơn hẳn al-Qaeda. Bản thân lãnh đạo Mỹ, gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cũng thừa nhận IS “đẳng cấp” hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác.

IS vượt lên trên các nhóm khủng bố thông thường (bao gồm cả al-Qaeda) khi chủ trương chiếm lĩnh lãnh thổ. IS có nhiều nét của một đội quân chính quy với hệ thống chỉ huy tập trung và thống nhất, hệ thống liên lạc mạnh, cấu trúc tinh vi, tính kỷ luật cao và sự thiện chiến (khác với quân đội Iraq do Mỹ dựng lên thường có vấn đề về tham nhũng và kỹ năng chiến đấu).

Phiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) (ảnh: website phiến quân)

Nguồn tài chính cho IS lại dồi dào từ việc bán đầu, bắt cóc tống tiền, quyên góp của tín đồ (bao gồm người ở các nước vùng Vịnh giàu có), từ các nhóm Hồi giáo yếu hơn bị chinh phục (mà các nhóm này nhận được tiền và vũ khí từ các nước muốn lật đổ Tổng thống Syria Assad). Lời kêu gọi thành lập caliphate có ma lực lớn đối với nhiều người Hồi giáo, thu hút rất nhiều tân binh và nguồn tài chính ủng hộ. Ở mức độ nào đó, có thể xem IS như một hệ thống kinh tế tự túc thời chiến, với các “ban ngành”, tòa án, hệ thống thuế… riêng.

Là Hồi giáo cực đoan nhưng IS tỏ ra giỏi “PR” và sử dụng thành thục các mạng xã hội cho mục đích tuyên truyền. "Đương kim" thủ lĩnh Baghdadi của IS còn khá trẻ (sinh năm 1971) và nhiều nguồn tin khẳng định, y sở hữu bằng tiến sĩ.

>> Xem thêm: Tổ chức Hồi giáo IS vận hành quy củ như 1 chính phủ hiện đại

Không những vậy, có nhiều người Mỹ và châu Âu mê muội lại “mến mộ” tổ chức này và tình nguyện tham gia thánh chiến cho IS, khiến phương Tây cảm thấy rất bất an.

IS tạo ra mối nguy không chỉ tại Iraq và Syria mà trên phạm vi toàn thế giới. Chúng đặt mục tiêu trở thành “nhà nước” của tất cả người Hồi giáo trên toàn cầu.

IS vừa mạnh vừa ghê rợn và phản động. Chính các nước Hồi giáo nổi bật và đông dân như Saudi Arabia, Iran và Indonesia cũng quay lưng lại với phong trào mang danh Hồi giáo này. Chính trong cộng đồng Hồi giáo nhiều người đã coi IS là phi Hồi giáo. Còn Mỹ thì đang khổ sở tìm đủ phương kế và liên minh để đối phó với IS.

Nhìn lại lịch sử, đạo Hồi vốn mang trong mình tính cách mạnh mẽ của các tộc người Arab du mục ham chiến trận. Trong quá khứ xa xưa đã có những cuộc chiến tranh tôn giáo giữa hai phe thuộc đạo Kitô và đạo Hồi.

Tuy nhiên trên thực tế, không chỉ có đạo Hồi đơn thuần mà còn xuất hiện chủ nghĩa Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi chính trị. Chủ nghĩa Hồi giáo là cách giải thích có tính cứng rắn và truyền thống về các giáo lý của đạo Hồi. Nó chủ trương đạo Hồi phải nhập thế, và phải xây dựng thể chế chính trị cho tôn giáo này. Riêng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan còn diễn giải kinh Koran theo hướng bóp méo.

Hệ tư tưởng của IS hiện nay chính là chủ nghĩa Hồi giáo ở dạng cực đoan nhất (đến nhóm khủng bố al-Qaeda còn phải thấy sợ IS).

Dấu ấn chủ nghĩa can thiệp

Thực tiễn cũng chỉ ra phong trào IS không hoàn toàn là do yếu tố nội sinh của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

IS chắc chắn sẽ khó ra đời và tác oai tác quái như vừa qua nếu không có những sự can thiệp và dung dưỡng từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, cả về dài hạn và ngắn hạn.

Ban đầu, chủ nghĩa Hồi giáo phát triển trước ảnh hưởng và xâm nhập của phương Tây đối với thế giới Arab và Hồi giáo trong các thế kỷ 18-19. Đầu thế kỷ 20, đế chế Ottoman rộng lớn của những người Hồi giáo bị phương Tây góp phần làm cho tan rã, khiến những phần tử Hồi giáo cực đoan thêm hậm hực. Sau Thế chiến thứ 2, Mỹ bắt đầu can dự mạnh mẽ vào Trung Đông – một sự can dự kéo dài sang cả thế kỷ 21 và đã vấp phải phản ứng gay gắt trong cộng đồng Hồi giáo ở khu vực này.

Lịch sử phong trào IS phản ảnh rất rõ dấu ấn can thiệp và những ván bài “kép” của Mỹ trong đầu thế kỷ 21.

IS bắt nguồn từ chi nhánh al-Qaeda ở Iraq - được thành lập vào năm 2004 sau khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003. Đến năm 2006, tổ chức này phát triển thành cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq. Đến năm 2010 Baghdadi trở thành thủ lĩnh IS. Dưới trướng Baghdadi, sang năm 2013, IS mở rộng sang Syria đang ngập chìm trong nội chiến. Đến tháng 6/2014, IS tuyên bố thành lập “Nhà nước Hồi giáo” với tư cách là một caliphate vắt qua lãnh thổ Iraq và Syria, có định hướng phát triển ra toàn vùng Levant và tất cả các nước có nhiều người Hồi giáo.

Hàng ngũ IS bao gồm một số cựu tướng lĩnh dưới chế độ Tổng thống Saddam Hussein (bị Mỹ lật đổ năm 2003).

Như vậy sự phát triển của IS gắn liền với quá trình can thiệp của Mỹ vào Iraq và Syria.

Liên quân Mỹ-Anh xâm nhập lãnh thổ Iraq, lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam (ảnh: Reuters)

Thế giới đã rõ về bài học tạo cớ khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003. Tuy lật đổ thành công đảng Baath của ông Saddam và dựng lên chính phủ thân Mỹ ở đây, họ lại tạo ra một khoảng trống nguy hiểm cho cuộc chiến giáo phái tàn khốc cùng với tư tưởng bất mãn trong dân chúng địa phương về những cái cớ ngụy tạo của người Mỹ.

Trước kia, vào những năm 1980 Mỹ (cùng với hàng loạt nước Arab, nhất là các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực) đã rất hồ hởi ủng hộ chế độ Saddam Hussein do ông này dám phát động chiến tranh chống Iran – đất nước của số đông người Shiite (chiếm khoảng 90% dân số) và vừa trải qua Cách mạng dân tộc dân chủ và Cách mạng Hồi giáo kinh thiên động địa. Chính quyền Iraq thế tục vừa muốn làm bá chủ Trung Đông khi đó, vừa sợ cách mạng Hồi giáo ở Iran sẽ lan sang nước mình cũng có đông người Shiite.

Khi đó Mỹ và các đồng minh khu vực thấy Iraq là công cụ đối phó với “nguy cơ Iran” nên ra sức ủng hộ (thậm chí tình báo Mỹ còn cung cấp thông tin tình báo và cả vũ khí hóa học cho quân đội Iraq).

Tiếp tục canh bạc nguy hiểm

Đến khi Mỹ ở vào thế đối đầu với Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì con bài Iraq làm thế đối trọng với Cộng hòa Hồi giáo Iran. Sau khi thua trong cuộc chiến này, Iraq bị suy yếu về mọi mặt và các cuộc nổi dậy bùng phát trên toàn lãnh thổ Iraq làm lung lay chế độ Saddam. Nhưng Mỹ vẫn làm ngơ, không trợ giúp gì cho các cuộc nổi dậy đó (khác hẳn với năm 2003 khi Mỹ đã chán ngấy ông Saddam). Và nhờ đó Tổng thống Saddam đã trấn áp dữ dội phong trào nổi dậy, giữ vững quyền lực của mình.

Quân đội Syria ăn mừng chiến thắng trước các phe phiến quân đối lập (ảnh: shiachat)

Đến khi nội chiến Syria nổ ra, lại xuất hiện các phe vũ trang đối lập với chính thể của Tổng thống Assad. Canh bạc nguy hiểm của Mỹ và một số nước Trung Đông không ưa Assad lại bắt đầu. Họ dung dưỡng các phái vũ trang (cả thế tục và Hồi giáo) chống lại ông Assad. Và chính tình trạng hỗn loạn ở Syria tạo điều kiện cho phong trào IS - vốn thuộc về Iraq - phát triển vượt biên giới sang Syria và “đóng đô” ở Raqqa thuộc miền bắc Syria.

Điều nực cười là tiền bạc và vũ khí mà Mỹ, phương Tây và đồng minh Arab viện trợ cho các phe đối lập Syria ôn hòa đã ít nhiều rơi trực tiếp hoặc gián tiếp vào tay IS, làm cho tổ chức này càng lớn mạnh thêm.

Do mải đối phó Tổng thống Assad nên từ trước đến nay, Mỹ và đồng minh không thể liên kết với ông Assad để dập tắt hiểm họa IS. Đến giờ, khi nước sôi lửa bỏng, Mỹ vẫn chưa chịu xin phép Syria để được oanh kích các vị trí IS ở Syria. Cách tiếp cận của Mỹ hiện nay ở Syria vẫn là hỗ trợ các phe đối lập trung dung để đối phó với IS. Mỹ sợ làm cho phe ông Assad mạnh lên.

Ngược lại, chính quyền Assad thấy rõ “ngón nghề” của Mỹ nên đã tương kế tựu kế. Trước mắt do tình thế, họ chỉ tập trung diệt các nhóm đối lập thân Mỹ. Thứ hai, có nhiều dấu hiệu cho thấy trong giai đoạn ban đầu, họ chủ động làm ngơ với nhóm IS, để cho IS “ngoạm” lực lượng đối lập còn lại (IS thù nghịch cả ông Assad lẫn phe đối lập còn lại). Đồng thời qua đó Syria cũng muốn mở mắt phương Tây, làm cho họ thấy rõ ai mới là chính nghĩa. Và hiển nhiên đối với phương Tây, nếu phải chọn một, thì chế độ Assad dễ chịu hơn IS rất nhiều.

Thế rồi nhóm cực đoan IS đặt ra tình huống đặc biệt nguy hiểm đối với chế độ Assad. Vào tháng 6/2014, IS tuyên bố về nhà nước Caliphate vắt qua lãnh thổ của cả Syria và Iraq, với thủ đô đóng ở thành phố Raqqa thuộc Syria. Quân IS tiến như vũ bão, tàn sát cả quân và dân Syria. Trong khi đó, phe đối lập ôn hòa Syria kêu gọi Mỹ không kích vào các vị trí của IS trên đất Syria, bất chấp ý kiến của Tổng thống Assad.

Trước tình thế này, Syria đã phản ứng kiên quyết bằng hàng loạt cuộc không kích dữ dội vào các cơ sở của IS ở Syria. Điều này vừa chặn đà tiến của phiến quân IS vừa gửi đi thông điệp cho Mỹ: Syria rất hợp tác chống khủng bố và Mỹ không nên can thiệp đơn phương vào tình hình Syria. Về mặt chính thức, Syria cũng đã lên tiếng sẽ nỗ lực hết mình chống IS.

Tóm lại, “đại dịch” IS hiện nay trước hết là chiếc boomerang được tạo bởi chính sách của Mỹ đối với Iraq và Syria, đang phản lại chính nước Mỹ và phương Tây. Họ cố gắng tính kỹ nhưng vẫn lộ nhiều sơ hở.

Để chống IS hiệu quả, từ góc độ chính sách đối ngoại Mỹ, một điều quan trọng là họ cần dũng cảm xếp sang một bên các hiềm khích và tầm nhìn ngắn hạn để có thể hợp tác hiệu quả với cả đối thủ Syria và Iran./

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Bản báo cáo ghê rợn về CIA

Báo cáo về chương trình thẩm vấn nghi can khủng bố của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) mới được Thượng viện Mỹ công bố gây sốc bởi tính dã man.

About JW Player 6.10.4906 (Premium edition)

00:00

00:00

00:00

Nữ thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện, trả lời báo chí sau khi công bố báo cáo ngày 9-12. Bà là người quyết tâm đưa báo cáo này ra công luận - Ảnh: Reuters

Ngược đãi tù nhân sẽ đưa đến thông tin tình báo tồi tệ hơn là tốt

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John McCain

Báo cáo của Thượng viện Mỹ nói những biện pháp tra tấn của CIA dưới thời tổng thống George W. Bush dã man hơn người ta từng nghĩ và đã không thể đem lại các thông tin tình báo hữu ích.

Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ cho rằng CIA cũng đã lừa dối Nhà Trắng và Quốc hội với tuyên bố không chính xác về tính hiệu quả của chương trình.

Theo AFP, bản thân Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng thừa nhận một số chiến thuật được nêu trong báo cáo tóm tắt 500 trang của Thượng viện là “độc ác”.

Ông phát biểu: “Có rất nhiều người đã làm việc cật lực sau vụ 11-9 để đảm bảo an toàn cho chúng ta trong tình thế nguy hiểm và trong một thời kỳ mà người dân không chắc điều gì đang xảy ra. Nhưng cũng có thực tế rằng chúng ta đã có một số bước đi trái ngược với hình ảnh và giá trị của chúng ta”.

Tra khảo dã man

Những gì được miêu tả trong bản báo cáo về CIA có thể khiến nhiều người rùng mình. Các biện pháp tồi tệ nhất đã bị lôi ra ánh sáng tại một địa điểm giam giữ bí mật của CIA với tên gọi COBALT, nơi các hình thức tra khảo phi pháp được thực hiện từ năm 2002.

Bắt đầu với tù nhân Al-Qaeda cấp cao đầu tiên của CIA là Abu Zubaydah. Nghi can này bị người thẩm vấn xô đập vào tường một cách đều đặn. Các hình thức khác như tát vào mặt hoặc đấm vào bụng cũng được sử dụng.

Các nghi can còn bị hành hạ với nhiều cách khác dã man hơn như không được cho ngủ với thời gian lên tới 180 giờ, tức hơn một tuần. Thông thường, họ sẽ bị bắt phải đứng hoặc bị ép vào các tư thế gây ức chế. Đôi khi tay của họ bị xích vòng trên đầu hay thậm chí là bị xích trên trần.

Abu Zubaydah đã bị giam trong một căn phòng toàn màu trắng và được thắp sáng 24/24 giờ. Đôi khi người này cũng bị không cho ngủ bằng cách bị thẩm vấn liên tục. Ít nhất năm nghi can đã bị lâm vào tình trạng “ảo giác nhiễu loạn” nhưng ít nhất hai trường hợp trong số này bị CIA tiếp tục dùng phương pháp kể trên.

Cũng liên quan đến trường hợp của Abu Zubaydah, trong vòng 20 ngày anh ta đã trải qua 266 giờ (11 ngày 2 giờ) trong một cái thùng có kích cỡ như chiếc quan tài và 29 giờ trong một cái thùng khác nhỏ hơn trong quá trình thẩm vấn. Có lúc tù nhân bị nhốt trong căn phòng tối hoàn toàn, thường là bị xiềng tay trên đầu và bị lột truồng.

Họ bị tra tấn bằng nhạc và tiếng ồn âm lượng lớn, chỉ được cho một cái xô để đi vệ sinh. Năm 2002, một tù nhân bị lột truồng một phần và bị xiềng vào nền bêtông đã chết, nghi là do bị hạ thân nhiệt. Các hình thức khác được nêu trong báo cáo còn có phương pháp cho nghi can tắm nước đá.

Nhiều nghi can cũng bị lôi ra khỏi xà lim, lột truồng rồi bị quấn bằng băng keo dán ống nước. Sau đó, nghi can sẽ bị trùm đầu rồi bị kéo lê lết trong một hành lang bẩn thỉu trong khi bị tát và đấm. Sau cái chết của Gul Rahman ở COBALT, người ta phát hiện trên thi thể của anh ta bị trùm kín với nhiều vết bầm tím.

Nhiều nghi can đã kể lại thẩm vấn viên dọa rằng họ sẽ chỉ có thể rời nơi giam giữ trong cái thùng hình dáng quan tài hay thậm chí là gia đình họ, con cái họ sẽ bị xử. Có nghi can nói anh ta bị dọa rằng người ta sẽ xâm hại tình dục mẹ anh hay thậm chí là cắt cổ bà. Các biện pháp này để đảm bảo tù nhân bị đẩy tới tâm trạng tuyệt vọng.

Tất nhiên không thể không kể đến phương pháp tra tấn ván nước từng được nhắc đến nhiều lần. Kẻ tự thú đứng sau vụ 11-9 Khalid Sheikh Mohammed được nói đã bị tra tấn ván nước 183 lần. Riêng trong tháng 3-2003, anh ta trải qua 5 đợt tra tấn như vậy trong hơn 25 giờ.

Thuê người không kinh nghiệm

Theo báo cáo của Thượng viện Mỹ, CIA đã chi tới 80 triệu USD để thuê một công ty được vận hành bởi hai cựu chuyên viên tâm lý không quân Mỹ. Những người này đã đưa ra các đề xuất về các hình thức tra tấn như ván nước, tát vào mặt và dọa chôn sống đối với nghi can khủng bố.

Theo Reuters, hai nhân vật này được nhắc đến trong bản báo cáo với tên Dunbar và Swigert nhưng đã được xác định là James Mitchell và Bruce Jessen. Đáng nói là họ không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm vấn và chống khủng bố.

CIA đã đẩy 80% khối lượng công việc trong chương trình thẩm vấn cho công ty của hai ông này. Công ty này làm việc từ năm 2005 đến khi kết thúc hợp đồng vào 2009. CIA cùng chi tới 1 triệu USD để bảo vệ công ty này cùng các nhân viên của họ khỏi các trách nhiệm pháp lý.

Báo cáo của Thượng viện Mỹ đã đặt dấu chấm hỏi về chất lượng của những nhà tâm lý này và cáo buộc họ vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức chuyên nghiệp.

“Không ai trong số những nhà tâm lý này có kinh nghiệm về thẩm vấn cũng như có kiến thức chuyên sâu về Al-Qaeda, chống khủng bố hay những kiến thức liên quan” - báo cáo nói.

Theo Reuters, người đứng đầu bộ phận thẩm vấn của CIA đã quá kinh hoàng khi nhận được kế hoạch thẩm vấn được đề xuất. Ông gửi thư cho đồng nghiệp nói rằng chương trình thẩm vấn này là một kế hoạch đang chực chờ sụp đổ và ông không muốn tham gia.

Ông Mitchell từ chối xác nhận trả lời câu hỏi của Reuters về chương trình. “Đi mà nói chuyện với CIA” - ông nói. Hồi tháng 4, trả lời tờ Guardian, ông Mitchell nói ông không có gì để xin lỗi cả. Đáng nói hơn, cả hai nhà tâm lý kể trên được phép tự đánh giá công việc của mình và bao giờ họ cũng cho họ điểm số cao nhất.

CNN cho biết CIA liên tục tuyên bố rằng các hình thức thẩm vấn của họ đã giúp tiêu diệt được trùm khủng bố Osama Bin Laden, nhưng báo cáo của Thượng viện Mỹ kết luận rằng hầu hết thông tin chính xác dẫn đến việc tiêu diệt trùm khủng bố đến từ một nghi can trước khi người này bị tra tấn.

Sẽ không ai bị truy tố?

Reuters cho biết việc truy tố hình sự đối với những người vận hành các nhà tù bí mật và các biện pháp thẩm vấn dã man từ năm 2002-2006 dường như sẽ không diễn ra bất chấp yêu cầu từ những nhà chủ trương quyền công dân.

Tổng thống Obama ra tín hiệu rằng ông quan tâm đến tương lai hơn là khơi lại quá khứ đen tối. Ông phát biểu rằng thay vì lấy lý do để tranh cãi lại những vấn đề cũ, bản báo cáo mới này giúp nước Mỹ bỏ lại những phương pháp thẩm vấn này vào quá khứ. Khi lên nắm quyền vào năm 2009, ông Obama đã cấm các hình thức thẩm vấn dã man.

CIA và những người ủng hộ cơ quan này lên tiếng phản đối điều tra hình sự, nói rằng hành động của họ được Bộ Tư pháp và Nhà Trắng dưới thời tổng thống Bush trao thẩm quyền.

Tuy nhiên, các nhà chủ trương quyền công dân nói việc chịu trách nhiệm là cần thiết để đảm bảo những hình thức tra tấn không được tái sử dụng trong tương lai. Theo AFP, cựu tổng thống Bush chỉ được báo cáo về việc tra tấn bốn năm sau khi chương trình này bắt đầu.

Tổng giám đốc Liên đoàn Các quyền tự do dân sự Mỹ Anthony Romero nói bản báo cáo của Thượng viện đã đưa ra một kế hoạch cho khả năng truy tố. Điều tra viên kiêm chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc Ben Emmerson cho rằng bản báo cáo đã tiết lộ một “chính sách rõ ràng được dựng lên ở một cấp cao trong chính quyền Bush” và kêu gọi truy tố những quan chức Mỹ ra lệnh tra tấn tù nhân.

Ông nói luật quốc tế cấm việc cấp quy chế miễn trừ đối với quan chức dính líu đến hành động tra tấn. Theo ông, tra tấn là một tội ác quốc tế và người vi phạm có thể bị truy tố ở bất kỳ quốc gia nào họ đi đến. Một số quan chức thời ông Bush đã được cảnh báo không đi đến châu Âu.

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra các nhà tù bí mật của CIA ở nước này hôm 9-12 cũng đã yêu cầu tiếp cận báo cáo của Thượng viện Mỹ. Trước đây, các báo cáo cho rằng những nhà tù bí mật của CIA nằm ở Ba Lan, Thái Lan, Afghanistan, Romania và Lithuania.

Theo AFP, sau khi bản báo cáo được công bố, luật sư của nghi can vụ 11-9 Khalid Sheikh Mohammed nói người này không thể chịu án tử hình. “Sẽ là không hợp pháp, không nhân đạo và không công bằng khi xử tử một người sau khi đã tra tấn anh ta” - luật sư David Nevin nói.

Các nước phản ứng

Lên tiếng về bản báo cáo, Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu rằng: “Chúng ta không thể thành công nếu chúng ta đánh mất nguyên tắc đạo đức”. Đức nói rằng các biện pháp tra tấn của CIA là một “sự vi phạm thô bạo các giá trị tự do và dân chủ của chúng ta”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cũng lên tiếng kêu gọi Mỹ “nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các luật lệ của các công ước quốc tế liên quan”.

CHDCND Triều Tiên cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc điều tra Mỹ sau khi bản báo cáo về tra tấn được công bố. Theo AFP, Bình Nhưỡng cho rằng bản báo cáo là một phép thử lớn cho uy tín của Hội đồng Bảo an.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên nói không thể bàn luận thành tích nhân quyền của Bình Nhưỡng mà nhắm mắt trước sự vi phạm của một trong những thành viên thường trực của hội đồng.

Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói việc tra tấn các nghi can của CIA cho thấy Chính phủ Mỹ là một “biểu tượng chuyên chế chống lại nhân loại”. Tân Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani lên án “hành động vô nhân đạo này với những từ ngữ mạnh mẽ nhất”.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

cách chữa BỆNH bằng MẸO

On Tuesday, December 9, 2014 8:39 AM, NHUNG LE <lettnhung88@yahoo.com> wrote:

On Tuesday, December 9, 2014 1:13 AM

Ai tin thi thuc hanh.

6 cách chữa BỆNH bằng MẸO ,Quý Vị nhớ giữ kỹ ,kẻo mất uổng lắm ...
Mẹo vặt chữa bệnh
Cơ thể người là một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Nắm được cơ chế của nó qua các đồ hình và sinh huyệt sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh mỗi khi bị trục trặc. Diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu sẽ tặng bạn “chiếc đũa thần” nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi “ngọc thể” bất an.
01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
02. Mắt nhắm không khít: 
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
03. Mũi nghẹt cứng: 
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay: 
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).
06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân: 
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải. 
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
23. Huyết áp cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Làm thế nào bảo đảm tương lai kinh tế gia đình/ Âm mưu thống trị thế giới của Do Thái

Kinh chuyen:

Mercredi 3 Décembre 2014


Làm thế nào bảo đảm tương lai kinh tế gia đình/ Âm mưu thống trị thế giới của Do Thái


Khi chúng ta vào net, chúng ta có thể vui vẻ tìm những chuyện cười, tìm hình ảnh đẹp để chia sẻ mà đôi khi chúng ta quên rằng thế giới ngày hôm nay không sống bằng nước lã và tiền giấy tha hồ in, tha hồ ném qua cửa sổ.
Đồng tiền mồ hôi , nước mắt có giá trí riêng của người khổ chủ. Qua đó, chúng ta ngẫm nghĩ lại xem , tiền của cha mẹ ta nuôi ta khó khăn thế nào để chúng ta được tương lai may mắn hơn người.
Kế tiếp chuyện cuộc đời và gia tài của từng cá nhân, gia đình và sau cùng hãy bỏ chút thì giờ nghĩ đến chuyện kinh tế chính phủ đất nước ta đang sống và xa hơn nữa hệ thống tiền tài trên thế giới.
Chúng ta cũng có thể thờ ơ, cứ quên đi ta cứ hưởng những gì ta có, hưởng nhiều hơn thế, vì nhà băng nào cũng thích làm chủ nợ chứ họ không bao giờ thích khách hàng không chịu mượn nợ để chi tiêu mà cứ dành dụm.
Khi kinh tế đang cho nhiều việc làm, ai ai cũng ăn chơi thỏa thích và tha hồ mượn nợ và bất chợt một hôm ta chợt nghĩ ra tuổi già, tuổi hưu đã đến hay đến rồi mà ta mở ngăn tù nào cũng chứa giấy nợ, ít nhiều  chưa thanh toán.
Việc làm của mình thì bấp bênh vì kinh tế đang xuống dốc thì hãng xưởng chỉ thích đầu tư và mướn ai cho gía rẻ nhất.
Kết quả của những năm mua hàng rẻ, mướn ngoại quốc sản xuất rẻ là đời con cháu chúng ta dần dần không còn việc, tuổi ta thì không biết hãng còn giữ ta đến hôm nào.
Thế hệ trẻ lớn lên trong xã hội khan hiếm việc, trước đây một bằng cấp kỷ sư trường giỏi, hãng nào cũng tranh nhau mướn, bây giờ thì... hỡi ơi!!!
Vì vậy , hôm nay tôi chỉ muốn mượn một bài trong Blog Đỉnh Sóng để gửi đến quý anh chị sống trong hay ngoài nước những ý thức về đồng tiền, đến tình hình kinh tế thế giới mà hướng dẫn cho con cháu mình một hướng đi chính chắn và vững vàng.
Caroline Thanh Hương

Dòng họ Rockefellers

Và âm mưu thống trị thế giới của Do Thái


http://www.dinhsong.net/DS/ChinhTriKinhTe/FunnyGifs/US_Emblem.jpghttp://www.dinhsong.net/DS/ChinhTriKinhTe/FunnyGifs/NewWorldOrder.jpg

(Vì không có quốc gia riêng nên chúng ta phải biến toàn bộ thế giới nầy thành thế giới của chúng ta, bắt đầu với những quốc gia chứa chấp chúng ta và chấm dứt với Trật Tự Thế Giới Mới, một tên gọi khác của Thế Giới Đại Đồng Mác-Lê  - nghĩa là một chế độ cộng sản toàn cầu Do Thái trị, một loại trật tự do bọn vô gia cư làm chủ, trong đó, cũng giống như Do Thái, mọi dân tộc khác sẽ không có biên giới quốc gia: ARMAGEDDON - TẬN THẾ).
Nếu mục tiêu đó đạt được, thì ai sẽ là bên hưởng lợi nhiều nhất? Đương nhiên là những người không có tổ quốc: Do Thái. Khi những kẻ vô gia cư kêu gọi bạn đoàn kết, điều đó có nghĩa là: (1) Bạn sẽ ra đường sống chung với họ - kịch bản của những tên khùng  (2) Họ sẽ vào chiếm nhà của bạn và đuổi bạn ra đường - kich bản của những nạn nhân cộng sản. Trường hợp nào thì họ cũng thắng cả. Khi người Do Thái không có quốc gia riêng theo công pháp quốc tế thì các dân tộc khác khó lòng có quốc gia riêng của họ.

Nguồn gốc Do Thái của dòng họ Rockefellers

Theo Willie Martin, dòng họ Rockefellers thuộc hệ Sephardic (có nghĩa là Do Thái trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Thông tin nầy được tìm thấy trong cuốn "Americans of Jewish Decent" do Malcolm H. Stern, một sử gia người Do Thái biên soạn, và chỉ ấn hành cho người Do Thái một vài năm trước đây. Sách nặng 10 pounds và cung ứng tiểu sử của 25 ngàn người Do Thái ở Hoa Kỳ. Điều đáng lưu ý là chỉ có 550 ấn bản được in ra và mỗi ấn bản được đánh số thứ tự. Sách được trao cho những lãnh tụ Do Thái chóp bu ở Hoa Kỳ dùng làm tài liệu tham chiếu cá nhân khi hành xử và tiếp xúc với những người mệnh danh là "Marranos" (tức những người Do Thái giả vờ làm tín đồ Cơ Đốc trong cộng đồng của họ trong khi vẫn bí mật duy trì tôn giáo và chủng tộc Do Thái khi gặp những người Do Thái khác.) Cũng theo tài liệu nầy, nhiều thế kỷ trước, người Do Thái đã tràn ngập Tây Ban Nha với số lượng lớn và nhờ cho vay nặng lãi và ăn cắp họ đã trở thành những đại điền chủ. Người Do Thái kiểm soát cả Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha nhờ vào độc quyền trên hệ thống tài chánh của hai quốc gia nầy. Vào năm 1942, Hoàng Đế Ferdinand và Hoàng Hậu Isabella của Tây Ban Nha đã trục xuất người Do Thái khỏi nước và tịch thu tài sản bất chính của họ. Chính trong thời kỳ nầy gia đình Rockefellers đã di cư sang Đế Quốc Thổ bấy giờ đang chào đón người Do Thái, vì tin họ là một "dân tộc đáng thương bị ngược đãi."

http://www.dinhsong.net/DS/ChinhTriKinhTe/FunnyGifs/rockefeller-museum.jpg

Ông nội của cựu phó tổng thống Hoa Kỳ, Nelson Rockefeller, đã thú nhận rằng gia đình ông ta đã có lần di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Pháp. Từ Pháp họ di cư sang Hoa Kỳ. John D. Rockefeller, Sr. là một người giàu có ngay cả trước khi tiếp quản công ty Standard Oil Co., khiến gia đình họ trở thành một trong những gia đình giàu nhất thế giới. Chưa thấy ai giải thích tại sao gia đình nầy tự nhiên lại giàu có như thế ngay khi từ Pháp đến Hoa Kỳ. Không có thông tin chính thức giải thích tại sao gia đình Rockefellers có được những số tiền khổng lồ ở Pháp. Có thể họ đã nhận những số tiền đó từ tập đoàn tài chánh Do Thái Rothschilds và ngay từ buổi đầu đã làm việc cho tập đoàn nầy bằng cách mua đứt những cơ sở thương mại Cơ Đốc ở Hoa Kỳ. Như thế, cho dù Rockefellers không thực sự Do Thái đi nữa thì cũng là tay sai của tập đoàn tài phiệt Do Thái Rothschilds. "Marranos" là những người Do Thái giả vờ cải đạo sang Cơ Đốc Giáo để đánh lừa các tín đồ Cơ Đốc trong khi làm ăn nhưng vẫn bí mật tiếp tục theo đạo Judaism trong những buổi lễ riêng tư. Do đó, một gia đình như Rockefellers thường là công cụ hoàn hảo cho tập đoàn  Rothschilds ở Pháp vốn từ nhiều thế kỷ đã từng xử dụng những mật vụ để thi hành âm mưu của họ. 

"The Thunderbolt" là tờ báo đầu tiên khiến công chúng chú ý đến nguồn gốc Do Thái của Phó Tổng Thống Nelson Rockefeller. Cuối cùng, thông tin giải thích tại sao ông luôn luôn có thể chăm sóc kỹ lưỡng những quyền lợi Do Thái như thế và tại sao khi làm Thống Đốc New York, chính quyền của ông lại đầy người Do Thái từ trên xuống dưới. Những chiến dịch tranh cử của ông trong quá khứ luôn luôn được người Do Thái điều khiển và ông luôn luôn được hậu thuẫn của cộng đồng Do Thái  trong bất kỳ đợt tranh cử chính trị nào của ông. Thông thường người Do Thái không hậu thuẫn một tỉ phú Cơ Đốc nào vào vị trí chính trị vì họ sợ sẽ không thể điều khiển được người đó sau khi đắc cử. Các lãnh tụ cộng đồng Do Thái từ lâu đã biết Rockefellers là những đồng bào Do Thái của họ và sự kiện đó chắc chắn giải thích tại sao các cộng đồng Do Thái đã luôn luôn hậu thuẫn những tham vọng chính trị của Rockefellers. Bây giờ chúng ta có thể thấy tại sao Nelson Rockefeller và David Rockefeller tiến cử Henry Kissinger, đồng chí Do Thái của họ, vào chính quyền của Nixon; và Kissinger ngược lại đã xử dụng chức vụ của mình để cất nhắc đồng chủng Rockefeller của ông ta vào hệ thống công quyền.  Leonard G. Horowitz đã phơi bày một trong những cấu kết giữa Kissinger và Rockefeller trong một tài liệu mang tựa đề "Kissinger and Rockefeller Connections to American Central Intelligence and the Origins of AIDS and Ebola" ở địa chỉ:

http://www.tetrahedron.org/articles/aids-coverups/Kissinger-Rockefeller-AIDS.html

Rockefellers và Hệ thống Bilderberg Group

Bilderberg Group là một trong bốn nhóm đầu nậu của hệ thống siêu quyền lực ẩn danh thường được gọi với nhiều tên khác nhau như Shadow Government, New World Order, Conspiracy for World Domination

1. The Council on Foreign Relation (4500 thành viên),

2. The Trilateral Commission ( 87 Americans 337 từ các quốc gia khác),

3. The Bilderberg Club (120-140 "khách") và

4. Nhiều cơ quan được miễn thuế khác như The Rockefeller Foundation, trong đó những đại biểu và quản gia then chốt cùng với những quyền lợi  của tập đoàn tiêu biểu cho những kế hoạch trước mắt và toàn cầu; và nghị trình được bàn thảo, cải thiện và sau đó được thi hành bởi những đám lưu manh chính trị nô bộc.

http://www.dinhsong.net/DS/ChinhTriKinhTe/FunnyGifs/bushflag.jpghttp://www.dinhsong.net/DS/ChinhTriKinhTe/FunnyGifs/obamaflag.jpg

Trên thực tế, phần lớn những nhân vật chủ chốt của các hệ thống nầy đều là những chủ ngân hàng Do Thái, đứng đầu là David Rockefeller. Nhân vật nầy vừa nắm chức chủ tịch của tỏ chức Council on Foreign Relation vừa nằm trong thành phần lãnh đạo của nhóm Bilderberg Club lại vừa có một tổ chức riêng mang tên The Rockefeller Foundation, vừa là nhà sáng lập  của Ủy Ban Trilateral Commission. Chính Ủy Ban The Trilateral Commission và David Rockefeller, kẻ dựng ngôi vua ở Hoa Kỳ, đã đưa một gã vô danh là Jimmy Carter vào Tòa Bạch Ốc năm 1976. Sự nghiệp chính trị của nhiều người đã vươn lên như phép lạ sau khi tham dự buổi hội nghị Bilderberg đầu tiên của họ: Margaret Thatcher, Bill Clinton, and Tony Blair. Obama đã bổ nhiệm 11 thành viên của Ủy Ban Trilateral Commission (nghĩa là hơn 10%) vào những chức vụ hàng đầu và then chốt trong chính quyền của ông trong mười ngày đầu của nhiệm kỳ của ông. Giữa 1945 và 1972, khoảng 45% những viên chức ngoại giao hàng đầu phục vụ trong chính phủ Mỹ cũng là những thành viên của Hội Đồng Tài Phiệt The Council on Foreign Relation, khiến một trong những thành viên hàng đầu có lúc nói rằng việc gia nhập vào Hội Đồng chủ yếu là một "nghi thức thăng tiến" thành một viên chức của chính sách ngoại giao...Khoảng 42% những chức vụ ngoại giao hàng đầu trong chính quyền Truman do các thành viên của Hội Đồng Tài Phiệt nắm giữ; con số đó là 40% trong chính quyền của Eisenhower, 51% trong chính quyền của Kennedy, và 57% trong chính quyển của  Johnson. Hội Đồng Tài Phiệt đã và tiếp tục có những ảnh hưởng lớn lao trong thế giới truyền thông, nhờ đó nó có thể quảng bá ý thức hệ của nó, thăng tiến những nghị trình của nó, và che đậy ảnh hưởng của nó... Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA cũng không phải là kẻ xa lạ trong hệ thống nầy, vì thường xuyên trong những thập niên đầu khi mới hình thành, những giám đốc của nó đều đến từ Hội Đồng, như Allen Dulles, John A. McCone, Richard Helms, William Colby, và George H.W. Bush." Nhóm Bilderberg Club cũng có "mời" những chức sắc vớ vẩn trong giới hàn lâm và khoa học để làm "bình phong" che mắt, như Fouad Ajami, Giám đốc của Middle East Studies thuộc Đại Học John Hopkins University, và Martha Farrah, Giám Đốc của Trung tâm Center for Cognitive Neuroscience thuộc Đại Học University of Pennsylvania, trong khi thành phần nồng cốt vẫn là những tay Do Thái sừng sỏ như:

- Ben Shalom Bernanke: Chủ tịch Ngân Hàng  Dự Trữ Tư Nhân Liên Bang

- James Wolfensohn: Nhà tài chánh Do Thái Quốc tế. Chủ tịch công ty đầu tư Wolfensohn & Company Investments. Vì là một cựu Giám Đốc Ngân Hàng Thế Giới, tay Do Thái nầy có hơn 140 nhân viên và văn phòng ở Luân Đôn , Tokyo và Moscow. Wolfensohn cũng có một cổ phần với ngân hàng Fuji Bank của Nhật và Jacob Rothschild của Anh.

- Robert Zoellick: Chủ Tịch tổ hợp ngân hàng US World Bank Group, một chi nhánh ngụy trang của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) do tập đoàn tài chánh Do Thái Rothschild điều hành.

- Josef Ackermann: Chủ Tịch của Ủy Ban Điều hành của Deutsche Bank AG ở Thụy Sỹ. Ackermann là một đồng lõa của tập đoàn tài chánh Do Thái Rothschild về tội phạm tài chánh.

- Kenneth Jacobs: Phó Giám Đốc của  Lazard Bank North America. Lazard Bank, một trong những đại bài của tập đoàn tài chánh Do Thái Rothschild, hoạt động trong 39 thành phố khắp Bắc Mỹ, Âu Châu, Úc, Á Châu, và Nam Mỹ.

- David Rockefeller: Chủ nhân của Chase Manhattan Bank. Cựu Chủ Tịch  của Hội Đồng Council on Foreign Relations và là nhà sáng lập  của Ủy Ban Trilateral Commission. Cho dù không thực sự là người Do Thái đi nữa thì Rockefeller cũng là tay sai của tập đoàn tài chánh Do Thái Rothschild .

Rockefeller và Cộng sản Quốc tế

Trong tài liệu "The Rockefeller File," Gary Allen cho thấy rằng Liên Xô đã được giữ cho tồn tại nhiều thập niên nhờ vào những khoản tiền vay khổng lồ lãi suất nhẹ, do những người thọ thuế Hoa Kỳ tài trợ, và những khoản vay nầy được thực hiện thông qua Ngân Hàng Export-Import Bank ở New York do gia đình Rockefellers thành lập. Từ lâu thế giới đã bị điều khiển theo một nghị trình quốc tế nhằm tiến tới một chính phủ thế giới với giới thượng lưu (Do Thái) của Nga và Mỹ cùng làm việc với nhau. Đó là lý do tại sao gia đình Rockefellers lại dính líu với Liên Xô. Năm 1938, Trotsky nói rằng kế hoạch New Deal báo hiệu sự cáo chung của chủ nghĩa tư bản ở Hoa Kỳ:

"You will have a revolution, a terrible revolution. What course it takes will depend much on what Mr. Rockefeller tells Mr. Hague to do. Mr. Rockefeller is a symbol of the American ruling class and Mr. Hague is a symbol of its political tools."

(Bạn sẽ thấy một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng khủng khiếp. Cuộc cách mạng đó đi về đâu thì tùy thuộc phần lớn vào những gì Mr. Rockefeller bảo Mr. Hague phải làm. Mr. Rockefeller là một biểu tượng của giai cấp cai trị của Mỹ và Mr. Hague là một biểu tượng cho những công cụ chính trị của giai cấp đó).

Gia đình Rockefellers dàn dựng tổ chức Council of Foreign Relations của hệ thống siêu quyền lực ẩn danh, hoạt động như một chính phủ ma (shadow government) ở Hoa Kỳ. Hầu như mọi tay chơi quan trọng trên chính trường và truyền thông đều là thành viên của tổ chức đó, kể cả Tổng Thống Obama và George Bush Jr. Chính David Rockefeller cuối cùng đã thú nhận có một âm mưu toàn cầu nhằm "đoàn kết" thế giới lại dưới một "chính phủ quốc tế (World Government)."

"Some even believe we are part of a secret cabal working against the best interests of the United States, characterizing my family and me as ‘internationalists’ and of conspiring with others around the world to build a more integrated global political and economic structure - one world, if you will. If that is the charge, I stand guilty, and I am proud of it." - David Rockefeller

(Một số người tin rằng chúng tôi dự phần vào một âm mưu bí mật chống lại những quyền lợi  tốt nhất của Hoa Kỳ, cho rằng gia đình tôi và tôi theo chủ nghĩa quốc tế và đang âm mưu cùng với những người khác trên thế giới để xây dựng một cơ cấu toàn cầu - hay một thế giới, nếu bạn muốn - về chính trị và kinh tế liên kết hơn. Nếu đó là lời cáo buộc thì tôi xin nhận tội, và tôi hãnh diện về điều đó.)

Nga và Mỹ đã từng luôn luôn cấu kết với nhau ở cấp cao, và điều nầy đã không thay đổi với nước Nga hiện tại, một nước Nga đang được Giáo Hội Chính Thống Do Thái hậu thuẫn tuyệt đối, một nước Nga trong đó một số ít tay trùm Do Thái chiếm 50% những tập đoàn cả nước. Những tên trùm Do Thái này, cùng với những cơ sở tài chánh và kinh tế của chúng thường được gọi là "Big Seven": Rem Vyakhirev (Gazprom), Boris Berezovsky (Logovaz), Vladimir Gusinsky (Most Bank), Vaghit Alekperov (Lukoil), Alexander Smolensky (Stolichnyy Bank), Mikhail Khodorkovsky (Rosprom), and Andrey Kazmin (Sberbank).

Mục tiêu của cái Trật Tự Thế Giới Mới (New World Order) là phối hợp chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản thành một chính phủ thế giới tập đoàn-cộng sản (corporate-communist world government), thường được gọi là "Global Governance ," "Collectivism" hay "Third Way."  Từ đó, trong đời thực ở hai chế độ cộng sản Bắc Kinh và Hà Nội xuất hiện những tháp ghép quái đản: tư bản đỏ, tư sản đỏ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn trị độc đảng nhưng lại có "luật pháp" và "hiến pháp" theo lối Tây Phương, có "quốc hội" và có "bầu cử" dù là "đảng cử dân bầu," có đối lập cuội v.v.. Và cũng từ đó phát sinh chủ thuyết toàn cầu hóa (Globalization), Thuyết Duy Lợi, Thuyết Big Money, chủ nghĩa Dollarocracy, nhập cư bất hợp pháp, lao động xuất khẩu, buôn người xuyên biên giới, kinh doanh hôn nhân; từ đó mới có chiêu bài "bình thường hóa quan hệ với cộng sản". Từ đó mới có Liên Hiệp Quốc, Asean, Liên Âu, World Bank, IMF, WTO, APEC, TPP..., những định chế phần lớn do bọn mủi két nắm đầu. Thuật ngữ Địa Chính Trị (Geopolitics) ngày nay có nghĩa là nhìn đâu cũng thấy Do Thái và sờ đâu cũng chạm phải Do Thái; và ở đâu có Do Thái ở đó có chiến tranh, mâu thuẫn, và tranh chấp vì chiêu thuật sở trường của Do Thái là dùng quốc gia nầy đánh đổ quốc gia khác, dùng xung đột để xuất khẩu vũ khi, chiến cụ và nhất là NỢ, một món quà được làm bằng giấy lộn và không khí để tạo cảnh phồn vinh giả tạo nơi những quốc gia "đồng chí". Rồi ra, tất cả mọi quốc gia đều trở thành con nợ của Do Thái, kể cả những quốc gia giàu "tiền bỏ ống" như Trung Quốc. Khi một chính phủ cai trị bằng tiền vay ngân hàng thì chính các chủ ngân hàng cai trị chứ không phải chính phủ, và những chủ ngân hàng đó đương nhiên là các tập đoàn tài phiệt Do Thái. Những chính trị gia hàng đầu của thế giới đang trở thành những công sai Do Thái. Giới lãnh đạo đầu não của Kremlin, Trung Nam Hải, và Bắc Bộ Phủ Hà Nội, trước hết và trên hết, dứt khoát không thoát được vòng cương tỏa của con bạch tuộc Do Thái. Chung qui, cái mệnh danh là "phối hợp" đó chỉ là một tên gọi khác của thế giới đại đồng hoang tưởng trong thuyết Mác-Lê. Nếu mục tiêu đó đạt được, thi ai sẽ là bên hưởng lợi nhiều nhất? Đương nhiên là những người không có tổ quốc: Do Thái. Khi những kẻ vô gia cư kêu gọi bạn đoàn kết, điều đó có nghĩa là: (1) Bạn sẽ ra đường sống chung với họ - kịch bản của những tên khùng  (2) Họ sẽ vào chiếm nhà của bạn và đuổi bạn ra đường - kich bản của những nạn nhân cộng sản. Trường hợp nào thì họ cũng thắng cả. Khi người Do Thái không có quốc gia riêng theo công pháp quốc tế thì các dân tộc khác khó lòng có quốc gia riêng của họ.

(Vì không có quốc gia riêng nên chúng ta phải biến toàn bộ thế giới nầy thành thế giới của chúng ta, bắt đầu với những quốc gia chứa chấp chúng ta và chấm dứt với Trật Tự Thế Giới Mới, một tên gọi khác của Thế Giới Đại Đồng Mác-Lê - nghĩa là một chế độ cộng sản toàn cầu Do Thái trị, một loại trật tự do bọn vô gia cư làm chủ, trong đó, cũng giống như Do Thái, mọi dân tộc khác sẽ không có biên giới quốc gia: ARMAGEDDON - TẬN THẾ).

** [Cộng đồng Người Việt tị nạn ở Mỹ chống cộng thì cứ chống, nhưng xin đừng quên rằng cộng sản đang ở chung quanh bạn; và chúng được Mossad và CIA bảo vệ đấy (Sorry, just kidding)].


Vài nhận định:

- Tzipora Menache, Israeli spokeswoman: "Quý vị biết rất rõ, và những người Mỹ ngu xuẩn cũng biết rất rõ, rằng chúng ta kiểm soát chính phủ của chúng, bất luận ai ngồi trong Tòa Bạch Ốc. Như quý vị thấy, tôi biết  và quý vị biết rằng không một tổng thống Mỹ nào có thể đủ tư cách thách thức chúng ta cho dù chúng ta có làm chuyện khó tin. Chúng nó - bọn Mỹ -             có thể làm gì được chúng ta? Chúng ta kiểm soát quốc hội, chúng ta kiểm soát truyền thông, chúng ta kiểm soát kỹ nghệ giải trí, và chúng ta kiểm soát mọi thứ ở Mỹ. Ở Mỹ, bạn có thể chỉ trích Thượng Đế, nhưng bạn không thể chỉ trích Israel..."

- Thomas Jefferson: "Mặc dù sống rải rác, người Do Thái vẫn tạo thành một quốc gia như những người ngoại quốc trên vùng đất họ đang sống."

- Napoleon Bonaparte: "Những ác quỷ Do Thái không phát xuất từ những cá nhân, mà từ bản chất nền tảng của giống dân đó."

- George Washington: "Người Do Thái chống lại chúng ta hữu hiệu hơn quân thù. Họ nguy hiểm gấp trăm lần cho tự do và lý tưởng mà chúng theo đuổi...."

- Benjamin Franklin: "Mối đe dọa là Do Thái.... Trong bất kỳ quốc gia nào mà họ định cư với số nhiều, họ đều hạ thấp đạo đức, xem thường chính trực thương mại, tự tách rời và không chịu đồng hóa.... Nếu không loại họ ra khỏi Hoa Kỳ nầy, trong Hiến Pháp, thì không đến 200 năm nữa họ sẽ sinh sôi nẩy nở ở đây đông đảo đến độ họ sẽ đô hộ và nuốt hết cả nước và thay đổi hình thức chính phủ của chúng ta, và triệt hạ tự do của chúng ta."

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Nga tố Mỹ kích ngòi 2/3 cuộc xung đột trên thế giới

28/11/2014 12:00

Quay lên

Tin tức

0

Bình luận

Fanpage Thanh Niên

Tôi Viết

(TNO) “Trong những thập niên qua Mỹ đã kích ngòi 2/3 trong tổng số cuộc xung đột quân sự trên thế giới, như Yugoslavia, Iraq, Afghanistan và Syria”, đài Russia Today (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov.


Trên 40 tàu chiến và tàu ngầm đại diện 15 quốc gia tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 do Mỹ đứng đầu - Ảnh: Reuters

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga nói như trên với các quan chức quốc phòng từ Nam Á và Đông Nam Á trong buổi làm việc tại thủ đô Colombo, Sri Lanka vào ngày 27.11.

“Lợi dụng tình hình kinh tế và xã hội khó khăn, những cuộc xung đột tôn giáo và sắc tộc để có cớ xúc tiến dân chủ, các quan chức Mỹ và phương Tây kích ngòi sự bất mãn của người dân ở các nước", ông Antonov nói.

“Hậu quả là một chính quyền hợp pháp bị lật đổ, hỗn loạn, lạm quyền, nhiều người chết và trong một số trường hợp chế độ thân phương Tây được lên nắm quyền đất nước”, ông Antonov nói thêm.

Mỹ mang bất ổn đến châu Á-Thái Bình Dương

Ngoài những tổ chức khủng bố nguy hiểm như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS), ông Antonov nói mối đe dọa toàn cầu đối với ổn định và an ninh thế giới hiện là xu hướng “cách mạng màu”.

Thứ trưởng Antonov điểm ra một số ví dụ cho “cách mạng màu” là vụ biểu tình ở Hồng Kông, những vụ biểu tình lật đổ chính quyền Ukraine trước đây, kết thúc với sự hỗn loạn, giết người hàng loạt, hủy hoại nền kinh tế, đất nước chia rẻ và nội chiến.

Ông Antonov còn đổ lỗi Mỹ đã "đẩy Ukraine xuống vực thẳm", kích ngòi xung đột ở nước này khiến hàng ngàn người chết. "Mỹ cũng đang mang bất ổn đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phát triển hiện thống phòng thủ tên lửa toàn cầu với cái cớ ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên", theo ông Antonov.


Binh sĩ Mỹ và Afghanistan kiểm tra hiện trường một vụ đánh bom ở thành phố Jalalabad, Afghanistan - Ảnh: Reuters

“Nhưng thực tế, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ là nhằm mục tiêu hủy hoại và tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Antonov cho biết.

Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương với những tàu sân bay hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược nhằm theo dõi, nắm vững chính sách các nước khác, ông Antonov nói, đồng thời lưu ý rằng chính phủ những quốc gia trong khu vực cũng chịu áp lực khi Washington buộc họ phải “tham gia những lệnh trừng phạt kinh tế bất hợp pháp chống lại Nga”.

Ông Antonov nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đây rằng Mỹ cứ nỗ lực can thiệp vào vấn đề nội bộ các nước khác đến đâu thì cũng kết thúc bằng một thảm họa. Tổng thống Putin từng nói ông có ấn tượng rằng “người Mỹ đụng tay đến đâu là họ đều có kết thúc như ở Libya hoặc Iraq”, theo ông Antonov.

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

NIGERIA ĐẨY LÙI EBOLA BẰNG NƯỚC

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận từ đầu tuần này (20.10.2014) rằng Nigeria đã hoàn toàn đẩy lùi đại dịch sốt xuất huyết do vi khuẩn Ebola và các bác sĩ tại đây cho biết họ đã hành động với một “mẹo” rất đơn giản (sinple trick): uống nước thật nhiều.

Là quốc gia đông dân nhất, lại nằm ở tâm vùng dịch Ebola ở Tây Phi, Nigeria là nơi mà WHO lo ngại nhất, dự đoán rằng nếu dịch bùng phát thì mức lây lan sẽ bùng phát với mức độ 10,000 người nhiễm bệnh mỗi tuần.

Dr Ada Igonoh

Nhưng cho đến nay quốc gia trên 160 triệu dân này chỉ có 20 người nhiễm bệnh, trong đó chỉ có 8 người thiệt mạng, một tỷ lệ rất thấp so với tỷ lệ tử vong lên đến 70 phần trăm tại các quốc gia láng giềng.

Đến đầu tuần này, sau 42 ngày không phát hiện trường hợp nhiễm mới, WHO đã đi đến kết luận nói trên. Theo Rui Gama Vaz, Giám đốc của WHO tại Nigeria thì những kinh nghiệm mà Nigeria có được trong việc kiểm soát virus Ebola lần này là bài học quý giá và ánh sáng hiếm hoi trong đại dịch lần này.

Trong khi đó thì những bác sĩ Nigeria chiến thắng cơn bệnh này cho biết thành công của họ là nhờ một mẹo rất đơn giản: hãy ráng uống thật nhiều nước, dù thực sự không muốn uống.

Nữ bác sĩ Ada Igonoh, một người đã nhiễm virus Ebola và chiến thắng cơn bệnh, cho biết việc này không dễ dàng: cô phải uống ít nhất 5 lít nước mỗi ngày, trong thời hạn liên tiếp 5 hay 6 ngày khi cổ và họng rát bỏng, toàn thân mệt nhừ, không muốn uống chút nào.

Cô trình bày với phóng viên hãng tin The Associated Press: “Trong tình thế đó bạn sẽ không muốn uống bất cứ thứ gì. Bạn rất yếu và trong khi cổ họng đau rát, bạn không thể nuốt, bạn phải cố đưa nước vào cơ thể dù muốn ói ra, vì bạn cần nó! Tôi phải lòng dặn lòng, nói với chính tôi “Tôi phải uống thứ nước này, bất kể mùi vị của nó thế nào”.

Theo Bác sĩ Simon Mardel, một trong những chuyên gia hàng đầu của thế giới về sốt xuất huyết cho biết con số tử vong cao là không biết điều trị. Theo ông thì khi bị sốt, các bệnh nhân cần uống nước nhiều để chống lại tình trạng mất nước do căn bệnh gây ra. Tình trạng tử vong cao là do những người nhiễm bệnh khi bị sốt đã dùng thuốc để hạ thân nhiệt và việc này càng gây hại cho họ. Nếu đừng sử dụng thuốc giảm nhiệt mà chỉ uống nước thôi, số tử vong sẽ có thể giảm đi một nửa!

Tuy nhiên bên cạnh đó là chính sách và cách tổ chức của chính phủ Nigeria để tìm kiếm và cách ly những người nhiễm bệnh, ngăn chặn nguy cơ lây lan.

Trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên của Nigeria xuất hiện vào tháng Bảy khi ông Patrick Sawyer, một luật sư Mỹ làm việc tại nước này bị dịch ở Liberia, đã té xỉu khi về đến phi trường Lagos ở Nigeria với triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Ebola. (Sawyer sau đó chết ngày 24.7.2014)

Lúc này không chỉ dư luận Nigeria mà thế giới bên ngoài đều lo sợ: dịch bùng phát tại nước có trên 160 triệu dân và là nền kinh tế lớn nhất châu Phi này sẽ bùng phát ra cả thế giới. Dân số Nigeria gấp 8 lần tổng dân số của Guinea, Sierra Leone và Liberia, nơi căn bệnh đang hoành hành. Sự lo sợ này là có cơ sở vì hệ thống y tế thiếu thốn Nigeria sẽ bị quá tải, không tài nào khống chế được con virus này trong một dân số như vậy. Trong khi đó quốc gia này đang bị rối ren với các vụ tham nhũng trong khi quân đội thì bị lúng túng trong cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo ở miền Bắc Nigeria.

Bác sĩ Simon Mardel, chuyên gia quốc tế về những căn bệnh mới xuất hiện, diễn tả ảnh hưởng của một căn bệnh như vậy như là một loạt các vòng luẩn quẩn: bệnh sẽ tấn công cá nhân trước, rồi xã hội chung quanh cá nhân đó. Trên hai khía cạnh này Nigeria có vẻ đều sẽ bị ảnh hưởng nặng.

Tuy nhiên nhờ một nỗ lực hiếm có của chính quyền và các tổ chức tư nhân, Nigeria đã ngăn chặn cơn dịch.

Khi bệnh nhân Ebola đầu tiên bị phát hiện, tổng thống Nigeria đã ký một nghị định khẩn cấp cho phép các viên chức hữu trách lục soát các cú điện thoại di động và cho họ quyền của các cơ quan an ninh truy nã những người có nguy cơ nhiễm bệnh nếu cần thiết. Sau đó, chính quyền tiểu bang Lagos lắp đặt một hệ thống theo dõi khắt khe tất cả những trường hợp có thể bị nhiễm bệnh.

Bác sĩ Eilish Cleary, một chuyên gia về y tế công cộng được WHO thuê để theo dõi những người sống sót ở Nigeria giải thích: “Họ tổ chức rất hệ thống. Họ bỏ hết sức ra truy cho được các liên lạc. Ở Mỹ, bà vợ (của ông Duncan) đã phải chịu đựng năm ngày trong đống đồ đạc bị nhiễm virus. Ở đây họ tẩy trùng ngay tức khắc”.

Tổng cộng có 20 người Nigeria bị nhiễm bệnh, trong đó 8 người chết. Tuy nhiên các viên chức chính phủ và tình nguyện viên đã truy ra hơn 800 người đã có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với trường hợp ông Sawyer. Những người này bao gồm cả hai nhà thờ ở thành phố Port Harcourt nơi mà ông ta thường đi lễ.

Thêm vào đó, nhiều bệnh xá tư và phòng mạch được huấn luyện trong việc nhận diện bệnh nhân bị Ebola, và cách ly người bị nghi nhiễm bệnh họ ra khỏi cộng đồng cho đến khi họ được đưa tới các khu cô lập. Một chiến dịch thông tin và giải đáp được chính phủ tổ chức trên các trang mang xã hội... Qua đó, Nigeria đã cho thấy sự quan trọng của việc thông tin công cộng với những cố gắng y tế để giới hạn căn bệnh lây lan.

Tuy nhiên giới bình luận cho rằng Nigeria đã may mắn là ông Sawyer đến đây qua đường hàng không, và đến ngay thủ đô thương mại của Nigeria và bước vào một trong những phòng khám tư hàng đầu ở Lagos. Họ sẽ có nhiều khó khăn hơn, nếu một trường hợp khác đến bằng đường bộ và rơi vào tay điều trị ở một bệnh viện công ở một tỉnh lẻ.

Tuy nhiên giới bình luận cũng thừa nhận rằng Nigeria đã dạy cho thế giới một bài học: muốn chống lại Ebola thì cần bình tĩnh, không nên hốt hoảng và đổ lỗi cho nhau vì việc này sẽ chỉ làm cho tình hình thêm trầm trọng. Bình tĩnh, phổ biến kiến thức, hợp tác với nhau để tìm cho ra và cô lập những người có tiềm năng truyền bệnh sẽ giúp chặn đứng căn bệnh.

Liên quan đến đại dịch Ebola, cũng từ đầu tuần này WHO cho biết virus Ebola đã biến thái thành trên ba trăm phiên bản và những đột biến như vậy khiến cho bệnh lây lan nhanh chóng, khó tìm thuốc chủng hơn.

Hiện nay, có 6 loại virus, mỗi loại trong số đó lại nhanh chóng phát triển thành các dạng nhỏ khác. Tại thời điểm này có bao nhiêu dạng virus đã được hình thành, không ai tính được chính xác. Các chuyên gia virus học cho hay ngoài loại virus đầu tiên, được phát hiện ở Zaire (nay là Congo) vào năm 1976, hiện có các kiểu gen khác nhau biến đổi từ nó. Đó là virus Ebola-Sudan.

Một loại khác được phát hiện ở Côte d'Ivoire. Có loại được tìm thấy ở Uganda. Sau nữa, virus Reston được phân lập tại Mỹ và Ý từ những con khỉ Philippines. Gần đây nhất là kiểu gen virus Ebola được phân lập từ dơi ở Tây Ban Nha. Thành ra, một nhóm virus không đồng nhất, khác hẳn với nguyên mẫu virus Ebola. Sự đa dạng đó cho thấy sự phát triển. Do đó, các đột biến nhất định diễn ra.

Điều đáng lo nhất là mỗi chủng virus lại đòi hỏi loại thuốc chủng riêng. Ví dụ, trong một thời gian dài có loại thuốc chủng chống virus Ebola-Zaire và Ebola-Sudan. Nhưng các thuốc chủng này chỉ thành công đối với những chủng do chúng tạo ra. Tức là thuốc Ebola -Zaire không hiệu quả trong tất cả các trường hợp sốt Ebola khác.

Cần phải có một loại thuốc chủng tổng hợp. Giờ đây các chuyên gia trên toàn thế giới đang làm việc để chế tạo loại thuốc chủng như vậy. Đã có những bước tiến triển, nhưng để sử dụng rộng rãi thì phải chờ khoảng sáu tháng hoặc một năm nữa.

Trong khi đó thì tính tới ngày 19.10.2014 thì đã có đã có tới 4,555 người thiệt mạng trong tổng số 9,216 người nhiễm bệnh.

Hiện WHO chia 7 nước đang bị ảnh hưởng bởi virus Ebola thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất gồm có 3 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất đó là Guinea, Liberia và Sierra Leone.

Nhóm 2 gồm Nigeria, Senegal, Tây Ban Nha và Mỹ là những nước có ít ca nhiễm mới nhưng khả năng cách ly cao, trong đó Nigeria đã được xóa tên.

Vấn đề khó khăn là các triệu chứng ban đầu của bệnh Ebola tương tự như bệnh cúm hoặc cảm lạnh – bệnh nhân cảm thấy người yếu, sốt, đau họng. Và chỉ một vài ngày sẽ bị nôn, tiêu chảy, phát ban, chảy máu nội tạng và bên ngoài. Khi xuất hiện những biểu hiện đó bệnh dễ dàng chẩn đoán và cách ly bệnh nhân, nhưng thời điểm này thường bị bỏ qua.

Theo WHO, nếu thế giới không thể đối phó với dịch bệnh Ebola thì mỗi tuần sẽ có khoảng 10,000 người bị lây nhiễm.

Reply, Reply All or Forward | More

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Mỹ "hốt" bạc tỷ tiền bán vũ khí từ cuộc chiến với ISIS

Hôm qua, chính phủ Mỹ trình lên quốc hội một kế hoạch bán thêm 600 triệu USD tiền đạn pháo xe tăng cho quân đội Iraq. Cộng thêm với hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá 650 triệu USD hồi tháng Bảy, thì chỉ trong vòng nửa năm nước này có thể sẽ bán được 1,2 tỷ USD vũ khí cho cuộc khủng hoảng tại Iraq.

    1 / 9

    Chính phủ Mỹ vừa trình Quốc hội phê chuẩn kế hoạch bán 600 triệu USD tiền đạn pháo xe tăng cho Iraq. Đạn được bán sẽ là đạn dành cho xe tăng M1A1 Abrams, cũng do Mỹ sản xuất.

    Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

    Vì sao tổng thống Mỹ gọi một số tướng tá Việt Nam Cộng Hòa là “bọn ác ôn côn đồ”

    Vì sao tổng thống Mỹ gọi

    một số tướng tá Việt Nam

    Cộng Hòa là “bọn ác ôn

    côn đồ”

    > Chuyên mục ĐỪNG SỐC

    > Chuyên mục TÀI LIỆU HIẾM

    Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28 tháng 2, 2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” ("a goddam bunch of thugs"). Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy?

    Nhận diện “bọn ác ôn côn đồ”

    Tướng Trần Văn Đôn cho biết các sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương và Đại Tá Đỗ Cao Trí.

    Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Khánh có nói với chúng tôi rằng ông là người được CIA tiếp xúc trước tiên khi muốn làm đảo chánh. Nhưng theo tài liệu, CIA đã cho 2 điệp viên khác nhau đến gặp Tướng Khiêm và Tướng Khánh cùng một lúc. Điệp viên Lucien Emile Conein đến gặp Tướng Khiêm, một nhân viên CIA, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và cho biết quyết định của Hoa Kỳ muốn lật đổ Tống Thống Ngô Đình Diệm. Tướng Khiêm đồng ý nhận thực hiện kế hoạch đó, nhưng gợi ý nên đi gặp Tướng Dương Văn Minh và Tướng Trần Văn Đôn. Trong khi đó, một điệp viên khác là Al Spera, cố vấn chính trị Bộ Tổng Tham Mưu, đi Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh, một cộng tác viên khác của CIA, để thảo luận về việc này. Khi Al Spera hỏi Tướng Khánh về tướng Khiêm, Tướng Khánh đã nắm chặt hai bàn tay của mình lại và nói: “Chúng tôi như thế này.”

    Sau khi Tướng Khiêm và Lucien Conein phác xong họa kế hoạch hành động, ngày 2 tháng 10, 1963 khi Tướng Đôn lên phi trường đi Nha Trang thì Lucien Conein đến gặp và hẹn sẽ nói chuyện với nhau ở Nha Trang. Tối hôm đó, tại Nha Trang, Lucien Conein thuyết phục Tướng Đôn làm đảo chánh và Tướng Đôn đã đồng ý. Ngày 5 tháng 10, 1963, Lucien Conein lại đến bàn chuyện này với Tướng Dương Văn Minh. Tướng Minh cũng đồng ý. Tướng Đôn được giao cho phối trí lực lượng, còn Tướng Minh lãnh đạo Hội Đồng Cách Mạng. Tất cả nằm dưới sự chỉ đạo của Lucien Conein và Tướng Khiêm.

    1. Vai trò của Lucien Emile Conein:

    Chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó, ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.

    Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gòn làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

    Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người rất cần thiết). Còn trong cuốn “Vietnam: A History,” sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường không thể kiểm soát được.” Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.

    Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói. Tôi là một tên nói dối chuyên nghiệp.”

    Khi cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11, 1963 xảy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng.” Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiến Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs.” (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng.) (trang 228)

    Khi bước xuống tuyền đài ngày 3 tháng 6, 1998 tại Virginia, Hoa Kỳ, Lucien Conei đã ôm theo khá nhiều bí mật của cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11, 1963.

    2. Tướng Trần Thiện Khiêm:

    Trong cuốn “Việt Nam nhân chứng,” Tướng Trần Văn Đôn nói rằng trong kế hoạch đảo chánh, ông rất dè dặt với Tướng Khiêm vì tướng này rất được ông Diệm và ông Nhu tin cậy. Vợ ông, bà Đinh Thị Yến, lại có chân trong ban chấp hành Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới Trung Ương của bà Nhu và là dân biểu Quốc Hội, thường đi sát với bà Nhu. Ông nhờ Tướng Minh thăm dò. Qua một người Mỹ “tận tụy và tìm hiểu giùm,” Tướng Minh cho biết Tướng Khiêm đồng ý tham gia đảo chánh.

    Khi viết như vậy, Tướng Đôn không biết gì nhiều về sự sắp xếp của CIA trong cuộc đảo chánh này. Ngay cả khi lệnh giết ông Diệm và ông Nhu được CIA truyền xuống, Tướng Đôn cũng không hề được cho biết. Một vài câu chuyện sau đây do một nhân chứng có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu trong suốt thời gian cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11, 1963 xảy ra, cũng đủ cho chúng ta thấy vài trò của Tướng Khiêm quan trọng như thế nào:

    - Khoảng 1 giờ 25 trưa ngày 1 tháng 11, 1963, Tướng Khiêm bước ra bước vào nơi ông làm việc. Đúng 1 giờ 30, tin đảo chánh được phổ biến, các tướng lãnh liên miên ra vào văn phòng Tướng Khiêm.

    - Sáng 2 tháng 11, 1963, có người đem bộ complet màu xám sậm đến đứng ở lầu ba chờ. Tùy phái của Tướng Khiêm ra hỏi thì được biết người này được gọi đem áo tới cho Tổng Thống Diệm. Khoảng 9 giờ, một đại tá bước vào phòng Tướng Khiêm. Hai phút sau, đại tá này bước ra và bảo người kia đem bộ đồ complet về, vì Tổng Thống đã chết! Trên lầu, nhiều tướng lãnh ra vào phòng Tướng Khiêm rất nhộn nhịp. Buổi tối, sau khi xác ông Diệm và ông Nhu được liệm xong, một báo cáo đã được trình lên cho Tướng Khiêm biết.

    - Khuya 3 tháng 11, 1963, khi mọi việc đã xong xuôi, Tướng Khiêm cho gọi Đại Tá Trần Văn Trung, Tham Mưu Phó Nhân Viên, và Đại Tá Đặng Văn Quang, Tham Mưu Phó Tiếp Vận, vào văn phòng ông và ra lệnh: “Hai ‘toi’ trực ở đây đêm nay, ‘moi’ về nghỉ.”

    - Một tuần lễ sau, Tướng Khiêm bước vào ban văn thư và hỏi Đại Úy Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của ông, “Có cho anh em mỗi người lên một cấp chưa? Nếu có gì xảy ra, ‘moi’ bay đầu thì các anh em cũng không được yên đâu.”

    Đọc thêm cuốn “Đôi dòng ghi nhớ” của Đại Tá Nguyễn Bá Hoa, độc giả sẽ thấy rõ hơn quyền hành của Tướng Khiêm trong cuộc đảo chánh này.

    Lệnh hành quyết

    Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.

    Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại Sứ Lodge ở Sài Gòn. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein. Tướng Minh giao cho cận vệ của mình là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của Tướng Mai Hữu Xuân. Các sĩ quan khác, kể cả Tướng Đôn, đều không biết gì hết.

    Như đã nói ở trước, ngoài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế phía sau Bộ Tổng Tham Mưu đâm chết và vùi thây ở đó. Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc, sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho Tướng Khánh giết. Trong cuốn “Việt Nam nhân chứng,” Tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng.

    Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sở dĩ Tổng Thống Johson đã gọi nhóm tướng lãnh được thuê làm đảo chánh là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” vì hai lý do: Lý do thứ nhất là cách thức giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu. Chưa một nhà lãnh đạo nào trên thế giới đã bị bọn tay chân bộ hạ thân tín, được hưởng nhiều ơn mưa móc, giết một cách thê thảm như thế trong một cuộc đảo chánh. Lý do thứ hai là sự tham nhũng và bất tài của nhóm này.

    Hành động “ác ôn côn đồ”

    Khoảng 10 giờ ngày 2 tháng 11, 1963, khi chiếc M113 chở xác ông Diệm và ông Nhu về đến Bộ Tổng Tham Mưu, đậu trên sân cỏ phía tay phải. Mở cửa xe phía sau ra, người ta thấy ông Diệm mặc bộ complet màu xám sậm, ông Nhu mặc bộ complet màu hơi nâu tím. Cả hai bị trói thúc ké tay sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề. Một quân cảnh đứng gác tại đó cho biết, Tướng Dương Văn Minh đã xuống và tự tay vạch quần ông Diệm ra xem có “chim” không!

    Với các dấu vết trên hai xác chết như vậy, nhiều người đã đặt câu hỏi: Hai ông đã bị giết như thế nào? Cách tường thuật của mỗi người mỗi khác.

    Trong cuốn “Assassin in our Time” (“Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta”) xuất  bản năm 1976, ở trang 142, Sandy Lesberg đã mô tả như sau: Ông Diệm và ông Nhu ngồi với hai tay trói sau lưng. Trong khi ông Diệm giữ im lặng, bất thình lình viên thiếu tá dùng dao găm (bayonet) đâm ông Nhu 15 hay 20 lần. Sau đó, hắn ta rút súng lục bắn vào sau đầu ông Diệm. Thấy ông Nhu còn quằn quại trên sàn, viên thiếu tá ban cho ông ta một cú ân huệ bằng cách cũng bắn vào đầu ông ta.

    Sandy Lesberg không cho biết ông đã lấy tin này từ ai. Thật ra, lúc đó Nguyễn Văn Nhung còn là Đại Úy, sau này mới được thăng Thiếu Tá.

    Với cuốn “Les Guerres du Vietnam” (“Chiến tranh Việt Nam”) xuất bản năm 1985, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết ông Diệm và ông Nhu, mà chỉ mô tả về sự tàn ác của sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi.

    Bà Ellen J. Hammer, tác giả của cuốn “A Death in November” (“Cái chết vào Tháng Mười Một”), nói rằng khi chiếc xe chở ông Diệm và ông Nhu dừng lại ở cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên miệng cửa xe lia một tràng tiểu liên vào hai ông Diệm và Nhu. Đại Úy Nhung rút súng Colt ra bồi thêm mấy phát vào đầu. Nhưng thấy chưa thỏa lòng, Nhung rút dao găm đâm tới tấp vào ngực hai anh em ông Diệm.

    Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa phủ nhận lời tường thuật này, ông nói rằng ông không ngồi trên xe chở ông Diệm và ông Nhu lúc đó. Nếu chính ông đã giết ông Diệm và ông Nhu, người ta cũng đã giết ông như giết Nguyễn Văn Nhung rồi.

    Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa là một đảng viên đảng Đại Việt, thuộc vào loại căm thù nhà Ngô, sau này đã được Tướng Nguyễn Khánh cho ngồi ghế phụ thẩm quân nhân của Tòa Án Các Mạng, xét xứ và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn theo lệnh của Henry Cabot Lodge, mặc dù không có bằng chứng xác thực. Do đó, nhiều người vẫn tin vào lời tường thuật của bà Sandy Lesberg.

    Có lẽ Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rõ Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã giết ông Diệm và ông Nhu như thế nào, vì sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30 tháng 1, 1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung để phi tang một nhân chứng quan trọng (có lẽ theo lệnh của CIA), ông đã đích thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ này. Ông có cho tôi nhìn qua tờ khai này năm 1968 khi đang ở Washington D.C. Nhưng rất tiếc, khi xuất bản cuốn “Việt Nam: Một trời tâm sự” ông đã không cho in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi. Tướng Mai Hữu Xuân được đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có tướng nào tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tương Thi công bố trong cuốn sách nói trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau:

    Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu chạy được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược chiều trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai, ông Diệm hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem rất đông, không chạy qua được. Bỗng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón tay, họ hiểu rằng ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn mỗi người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa.

    Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như sau: Sau khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại chuyện này cho ông nghe. Nhung nói rằng khi được lệnh giết cả hai ông, Nhung đã bắn ông Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5 phát. Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời khai mà Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố.

    Tuy nhiên, sự thật không phải chỉ có thế. Xác ông Diệm và ông Nhu đã được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn (hiện nay ở New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận rằng cả ông Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Vậy ông Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập và đâm lúc nào?

    Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiết M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xảy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẻ hợp lý hơn cả.

    ***

    Theo nhân chứng này, vào trưa 1 tháng 11, 1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gòn để tăng cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai toán, một toán hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu. Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.

    Sáng 2 tháng 11, 1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ.

    Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường.

    Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung, Nghĩa và Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm:

    - Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn.

    Ông Diệm:

    - Ông Đôn và ông Minh đâu hè?

    Đại Tá Lắm:

    - Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.

    - Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.

    Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:

    - Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.

    Ông Nhu khẽ nhíu mày lên tiếng:

    - Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.

    Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:

    - Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.

    Đại Úy Nhung liền oang oang:

    - Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.

    Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:

    - Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng Thống...

    Đại Úy Nhung:

    - Ở đây không còn Tổng Thống nào cả.

    Ngay lập tức, Nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và hạ cửa xe xuống...

    Xe đi hết đường Nguyễn Trãi, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới. Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật.

    Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.

    Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chạy ra. Các binh sĩ lúc nãy được lệnh leo lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:

    - Ông Diệm và ông Nhu đâu?

    - Ở dưới.

    - Sao rồi?

    - Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.

    - Còn ông Diệm?

    - Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.

    - Chết hay sống?

    - Không biết.

    Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung. Khi đến đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (gióng như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào.

    Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ...

    ***

    Những lời tiết lộ của nhân chứng vừa nêu cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn 2 ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trói tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.

    Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.

    Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca,” Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung... đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẫm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson.

    Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chắp tay van lạy, “Xin cụ tha cho con!”

    Nơi chốn luân hồi, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang... không dám bước ra nhìn ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma...

    Lữ Giang