Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Đưa bộ binh lật đổ Assad: Nội bộ Mỹ mâu thuẫn lớn?

Ông Obama loại bỏ khả năng dùng bộ binh lật đổ Assad
Ngày 24/4, Trả lời phỏng vấn của tập đoàn truyền thông BBC, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loại bỏ khả năng liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu triển khai bộ binh tới Syria nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
"Việc Mỹ hay Anh cử lính bộ binh tới lật đổ chế độ Assad sẽ là một sai lầm”, ông Obama nhấn mạnh.
Theo Tổng thống Mỹ, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn 5 năm qua tại Syria cần phải giải quyết hòa bình giữa các bên liên quan nước này. Quốc tế, bao gồm cả Nga và Iran, cần phải gia tăng áp lực tới các bên tại Syria nhằm đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên.
Tổng thống Obama đã loại bỏ khả năng liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu triển khai bộ binh tới Syria nhằm lật đổ ông Assad.
Tổng thống Obama đã loại bỏ khả năng liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu triển khai bộ binh tới Syria nhằm lật đổ ông Assad.
“Bây giờ, điều đó rất khó khăn trong khi chúng ta tiếp tục cuộc chiến tiêu diệt IS ở những nơi như Raqqa và cố gắng cô lập những khu vực này để ngăn, không cho các tay súng IS vào tiến vào châu Âu. Giải pháp quân sự đơn thuần sẽ không thể giải quyết được những vấn đề dai dẳng ở Syria”, ông Obama nói.
Ngoài ra, Tổng thống Obama dự đoán rằng các phần tử khủng bố đang hoạt động ở Syria sẽ không bị đánh bại trước cuối năm nay, song liên minh quốc tế có thể dần thu hẹp các vùng lãnh thổ mà chúng chiếm đóng tại quốc gia Trung Đông này.
Ông chủ Nhà Trắng tin rằng hai thành phố Mosul và Raqqa- đang bị IS kiểm soát- sẽ sớm được giải phóng.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Obama đã mất châu Âu như thế nào?

Chuyến thăm của ông Obama tới London trong tuần này có lẽ là lời chào hạ màn cuối cùng trong cương vị Tổng thống Mỹ của ông. Đó có thể sẽ là lần cuối cùng ông được ăn tối với Nữ hoàng Anh tại Lầu đài Windsor.
Nhưng chuyến thăm Anh lần này của ông sẽ không được nhớ đến bởi sự phô trương, hào nhoáng mà là ở việc ông kêu gọi cử tri Anh không rời khỏi Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu sắp diễn ra vào tháng 6 tới.

Obama có thực sự là người bạn tốt nhất của châu Âu?

Một con người khí phách! Những người Anh hoài nghi về châu Âu đã bày tỏ sự thất vọng và một chút tức giận khi ông Obama can thiệp vào cái mà họ nói là vấn đề nội bộ.
Boris Johnson, Thị trưởng London - người có thể kế vị Thủ tướng David Cameron - đã gọi ông Obama là "kẻ đạo đức giả". Không có chính trị gia Mỹ nào cho phép một nhà cầm quyền nước ngoài, không qua bầu cử, ví như Ủy ban châu Âu vượt quyền luật pháp và kiểm soát biên giới của Mỹ, ông Johnson phàn nàn.
Ông Obama đang đứng trước một ải khó khăn với nhiều lý do trọng yếu hơn. Mặc dù hứa hùng hồn rằng sẽ là người bạn tốt nhất của châu Âu, đưa ra bài phát biểu nổi tiếng trước công chúng Berline vào tháng 7/2008 khi vẫn còn là một thượng nghị sĩ, ông Obama đã trở thành nỗi thất vọng lớn.
Vì vậy, ông có quyền gì để giảng dạy cho người Anh và châu Âu về cách tốt nhất để định đoạt công việc nội bộ của họ?

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Luân Hồi - Có hay Không?


Kính chuyển các bác con Phật , đọc uvi cuối tuần .

Những vết sẹo luân hồi : Vết bớt kỳ lạ của những đứa trẻ sơ sinh

Có rất nhiều câu chuyện được kể như là “bằng chứng” cho sự luân hồi; trong đó nhiều người khi sang kiếp khác vẫn mang những vết sẹo hay dấu ấn đặc biệt trên cơ thể có liên quan đến những vết thương, bệnh tật hay đặc điểm nhận dạng trong tiền kiếp.




vết sẹo, vết bớt, luân hồi,
Những vết sẹo hoặc vết bớt trên người những đứa trẻ lại có thể là dấu hiệu nhận biết về luân hồi. (Ảnh: Internet)
Vốn là tiến sĩ có tiếng của ngành tâm lý Mỹ, Ian Stevenson từng làm việc tại các bệnh viện và nhiều trường đại học, tác giả của nhiều công trình có giá trị về tâm lý, thế nhưng đến năm 48 tuổi, ông lại từ bỏ lĩnh vực đã đem lại có mình vị trí vững chắc trong giới khoa học đó để điều tra và nghiên cứu về luân hồi. Lý do là, kinh nghiệm trị liệu tâm lý nhiều năm cho ông thấy, cá tính của nhiều bệnh nhân không liên quan gì đến tính chất di truyền hay môi trường giáo dục, và ông nghĩ đó là do tiền kiếp.
Để nghiên cứu, khảo sát các “bằng chứng sống về luân hồi”, Ian Stevenson đã vận dụng kiến thức và các phương pháp chuyên môn về sử học, luật học, tâm lý học, trực tiếp gặp gỡ nhân vật và nhân chứng, tìm các tài liệu (báo chí, nhật ký, báo cáo, giấy khai sinh, hồ sơ bệnh án…).  Từ con số rất lớn những trường hợp luân hồi được khảo cứu, ông đã viết nhiều bài khảo luận đăng báo và xuất bản 5 cuốn sách về lĩnh vực này.
tinhhoa.net
Nơi giúp bạn khám phá những điều bí ẩn của cuộc sống và nuôi dưỡng tâm hồn. Bạn có thể xem những bài viết hay về Tiên Tri ...

vết sẹo, vết bớt, luân hồi,
Những cuốn sách nghiên cứu về luân hồi của tiến sĩ Ian Stevenson. (Ảnh: Internet)

Những vết sẹo của Corliss
Victor Vincent, một lão ngư dân sống ở Sitka, Alaska, Mỹ, qua đời vào đầu năm 1946 vì bệnh tật. Victor vốn rất thân thiết với cháu gái, vốn đã lấy chồng mang họ Chotkin. Trước khi mất, Victor đã nói cho cô cháu gái rằng ông sẽ đầu thai làm con trai cô. Victor cũng chỉ hai vết sẹo ở sống mũi và sau lưng, hậu quả của 2 lần phẫu thuật, cho cháu thấy và dặn rằng những đặc điểm này cũng sẽ xuất hiện ở đứa bé chưa ra đời.
Một năm rưỡi sau ngày Victor Vincent chết, vào ngày 15/12/1947, cháu gái ông, bà Chotkin, sinh hạ một đứa bé trai đặt tên là Corliss Chotkin Jr. Quả thật, em bé có hai vết bớt ở lưng và sống mũi y hệt vết sẹo của Victor lúc sinh thời.
Ngoài những vết sẹo, Corrliss còn mang nhiều đặc điểm của người ông quá cố như thích chải kiểu đầu đặc trưng của Victor, cho dù mẹ có chải cho kiểu gì đi nữa. Cả Victor lẫn Corrliss đều thuận tay trái, thích bơi lội, thích tàu bè, có khiếu về sửa chữa máy móc, trong khi cha đẻ của Corrliss không hề có năng khiếu này. Còn một điều thú vị nữa, sinh thời Victor nói với cháu gái rằng, khi đầu thai, ông sẽ không còn nói lắp như kiếp sống cũ (một tật mà ông rất ghét mà không thể sửa), nhưng rốt cục thì Corrliss vẫn cứ nói lắp y hệt.
Một người cô của bà Chotkin cũng kể lại, sau khi Victor qua đời, bà có nằm mơ thấy ông trở về sống với nhà Chotkin, dù không hề được bà Chotkin tiết lộ chuyện Victor nói trước sẽ đầu thai. Khi cậu bé Corrliss khoảng 2-3 tuổi, cậu đã nhận ra nhiều người quen cũ của Victor Vincent, trong đó có cả vợ Victor.

vết sẹo, vết bớt, luân hồi, Vết bớt trên lưng đứa trẻ. (Ảnh minh họa từ internet)
Tiến sĩ Ian Stevenson đã đến “khảo sát” trường hợp của Corliss Chotkin Jr. vào năm 1960. Ông cho biết vào thời điểm đó, hai vết sẹo của Corrliss đã mờ dần theo thời gian nhưng vẫn còn rất rõ ràng, đặc biệt là vết sẹo ở sau lưng. Nó rộng khoảng 0,5cm, dài 3 cm, có màu sẫm hơn so với vùng da khác và hơi lồi, xung quanh có nhiều chấm đen giống như vết chỉ khâu quanh vết thương.
Theo lời bà Chotkin kể cho tiến sĩ Ian Stevenson, năm Corrliss hơn 1 tuổi, bà tập cho con nhận biết tên mình, nhưng cậu bé thường cãi một cách nóng nảy: “Mẹ không biết con là ai sao? Con là Kahkody đây”. Đó là cái tên mà bà dùng để gọi Victor Vincent lúc ông còn sống.
Tiến sĩ Ian Stevenson, người đã gặp Corrliss 3 lần, cho biết kể từ khi lên 9, cậu bé dần dần ít nói đến tiền kiếp của mình, và đến khoảng năm 1962 thì nhớ rất ít về kiếp trước. Vào năm 1972 trong lần gặp cuối cùng, tiến sĩ nhận thấy Corrliss đã sửa được tật nói lắp. Anh từng tham gia chiến tranh Việt Nam trong đoàn pháo binh, bị điếc một bên do một quả đạn nổ gần, và sau khi về nước đã trở lại sinh sống ở quê nhà Alaska.

Cặp song sinh nhà Pollock
Tháng 5/1057, tại Hexam Northumberland, Anh, một chiếc xe hơi mất lái lao bổ lên vỉa hè đã đâm chết Joanna 11 tuổi, và Jacqueline 6 tuổi. Không chấp nhận nổi việc mất một lúc 2 đứa con gái, John Pollock đinh ninh rằng, chúng nhất định sẽ đầu thai trở lại làm con ông, dù vợ ông, bà Florence, không bao giờ tin điều đó.
Khi bà Florence mang thai vào đầu năm 1958, ông John quả quyết vợ sẽ sinh đôi dù bác sĩ khám lần nào cũng khẳng định chỉ sinh một. Nhưng sự thật là hai bé gái đã cùng ra đời vào ngày 4/10 năm đó, đặt tên là Gillian và Jennifer. Ông Pollock giật mình khi thấy Jennifer cũng có một vết bớt trên trán gần sống mũi, hệt như vết sẹo do ngã của bé Jacqueline đã chết, cũng ở vị trí đó, và cả cũng như Jacqueline, bé Jennifer có một nốt ruồi màu nâu ở vùng thắt lưng trái.
vết sẹo, vết bớt, luân hồi,
(Ảnh minh họa: Internet)
Khi nghiên cứu trường hợp này, tiến sĩ Ian Stevenson đã lấy mẫu xét nghiệm để xác định cặp song sinh này cùng trứng hay khác trứng. Kết quả: hai cô bé được tách ra từ một hợp tử duy nhất, nghĩa là có cùng một “bản sao di truyền”. Thế nhưng, trên người bé Gillian không có vết bớt hay nốt ruồi nào cả, còn 2 dấu hiệu này ở Jennifer thì giống người chị quá cố Jacqueline cả về kích thước, hình dáng lẫn vị trí.
Mặc dù ông bà Pollock không bao giờ nói với các con về những người chị đã chết, nhưng Gillian và Jennifer, trong thời gian từ 2 đến 4 tuổi, lại hay nhắc đến Joanna và Jacqueline. Chúng nhận ra ngay những đồ chơi cũ của hai chị và chơi một cách thành thạo, quen thuộc, dù lần đầu tiên trông thấy. Jennifer cũng dựa dẫm, “bám váy” chị là Gillian như Jacqueline thường ỷ lại vào Joanna trước đây.
Đến tuổi học viết, cô chị Gillian ngay từ lần đầu đã cầm bút thành thạo như người chị đã chết ở tuổi 11, còn Jennifer thì không.
Tiến sĩ Ian Stevenson theo dõi trường hợp này suốt 19 năm và nhận thấy, Gillian và Jennifer quên dần chuyện tiền kiếp, và đến năm 1985 thì hai cô không còn nhắc gì đến nữa.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Ông Obama bộc bạch về “sai lầm tồi tệ nhất” khi làm Tổng thống

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh: “Sai lầm tồi tệ nhất của tôi là không chuẩn bị một kế hoạch lâu dài trước khi quyết định can thiệp vào Libya dù đó là một quyết định mà tôi cho là đúng đắn”.
ong obama boc bach ve "sai lam toi te nhat" khi lam tong thong hinh 0
Chú thích ảnh
Việc Mỹ can thiệp vào Libya hồi năm 2011 đã lật đổ chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi và khiến tình hình tại quốc gia Trung Đông này chỉ càng thêm tồi tệ hơn.
Vào thời điểm đó, cả ông Obama và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đều khẳng định rằng, việc lật đổ ông Gaddafi không dẫn đến tình trạng hỗn loạn tại Lybia. Cả hai đều cho rằng, lỗi là do Mỹ không kịp thành lập một chính phủ ổn định trong những ngày sau đó.
Khoảng trống quyền lực tại Libya đã tạo điều kiện để IS “giành được một vị thế vững chãi” tại đây và buộc Mỹ phải tiến hành các cuộc không kích chống lại tổ chức khủng bố này từ hồi tháng 2.
“Đó là bài học mà tôi sẽ luôn áp dụng khi chúng tôi được yêu cầu can thiệp quân sự vào một quốc gia nào đó. Câu hỏi sẽ là, liệu chúng ta có kế hoạch gì cho những ngày sau đó?”, ông Obama nói trong cuộc phỏng vấn với BBC.
Tổng thống Mỹ cũng chia sẻ về thành tựu lớn nhất của ông khi còn tại nhiệm. Theo đó, ông khẳng định, những hành động mà ông đã thực hiện khi vừa bước chân vào Nhà Trắng khi cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 đang diễn ra đã “cứu Mỹ khỏi cuộc Đại Khủng hoảng”./.
Trần Khánh/VOV.VN

Mỹ và NATO đã dọn đường cho IS chiếm Palmyra như thế nào?


Theo tác giả người Mỹ Daniel Lazare, những viện trợ quân sự mà Washington và các đồng minh của họ rót vào tay các nhóm Hồi giáo ở Iraq và Syria, đặc biệt là các nhóm khủng bố như IS và al-Qaeda, chính là cơ sở để các nhóm này mở rộng phạm vi hoành hành ra khỏi Trung Đông.
Trong bài viết trên Consortiumnews.com, ông Daniel Lazare cho rằng, trong khi các nhà bình luận trên truyền thông phương Tây đang gồng sức đổ lỗi cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad về cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại quốc gia này, thì họ lại hoàn toàn giữ im lặng về vai trò của Washington và NATO trong việc viện trợ quân sự cho các phần tử cực đoan dòng Hồi giáo Sunni tại khu vực.
Để minh chứng cho quan điểm của mình, Lazare đã đề cập đến cuộc giải phóng thành cổ Palmyra do quân đội chính phủ Syria thực hiện dưới sự hỗ trợ của lực lượng Không quân Nga.
Tác giả người Mỹ cho rằng, thay vì ca ngợi Bashar al-Assad vì đã giành lại được Palmyra, một vài nguồn tin truyền thông phương Tây lại chỉ xoáy vào việc đổ lỗi cho quân đội chính phủ vì đã để mất thành phố này vào tay IS hồi tháng 5/2015.
"Khi chiếm thành phố vào tháng 5, các chiến binh IS chỉ phải đối mặt với sự kháng cự thưa thớt và yếu ớt của quân đội Syria", tờ The New York Times viết.
Hình ảnh Mỹ và NATO đã dọn đường cho IS chiếm Palmyra như thế nào? số 1

Nhóm khủng bố IS rầm rộ tiến vào thành cổ Palmyra hồi tháng 5/2015. Ảnh: AP

Lazare bác bỏ điều này và khẳng định nó hoàn toàn sai sự thật. Theo ông, thực tế, vào tháng 5/2015, quân đội Syria đã liên tục chiến đấu chống lại sự tiến công của IS trong suốt 7, 8 ngày và sau đó tổ chức một cuộc tấn công chống lại IS tại vùng ngoại ô thành phố.
Tuy nhiên, theo tác giả, đó mới chỉ là phân nửa của câu chuyện.
"Câu chuyện thật sự bắt đầu vào 2 tháng trước (tháng 3/2015), khi quân nổi dậy Syria mở một đợt tấn công lớn ở tỉnh Idlib, phía bắc Syria với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi. Được dẫn đầu bởi Mặt trận al-Nusra, một nhóm chiến binh địa phương có liên kết với al-Qaeda, mà đáng kể là sự tham gia đầy đủ của các lực lượng nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn, cuộc tấn công này đã giành được thắng lợi nhờ một số lượng lớn các tên lửa TOW do Mỹ chế tạo và được cung cấp bởi Ả Rập Saudi", Lazare nhớ lại.
Ông cũng giải thích rằng những tên lửa này cho phép phiến quân chiếm thế thượng phong trước quân đội chính phủ Syria và phá hủy hàng chục xe tăng cùng các phương tiện quân sự khác của quân chính phủ.